Thứ Năm, 25/05/2017 | 17:55

Mùa hè, nhiều gia đình thường cho trẻ nằm võng. Nhưng những tai nạn bất thình lình có thể xảy ra mà bố mẹ không lường trước được.

Mới đây bệnh viện Việt Đức tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nhi 6 tháng tuổi bị chấn thương sọ não. Theo lời người nhà, cháu bị chấn thương sọ não khi ngồi võng. Trong khi người nhà đi làm, cháu bé 6 tháng ở nhà với chị. Người chị cho bé vào võng để đi đung đưa. Tuy nhiên, do bé nghịch nên bị ngã và đập đầu xuống đất.

Sau khi xảy ra sự việc, người chị không hề nói sự việc mà giấu kín. Đến khi cháu bé khóc nhiều, có vết tím trên đầu thì mới phát hiện ra sự việc.

Cho trẻ nằm ngủ kiểu này, chấn thương sọ não chực chờ 'hỏi thăm' bất cứ lúc nào

Không chỉ trẻ nhỏ mà bản thân người lớn cũng từng gặp không ít trường hợp bị chấn thương sọ não do ngã võng.

Các bác sĩ cho rằng, việc ngã từ võng xuống rất dễ gặp với trẻ em đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi phải có người trông coi. Một thực tế dễ nhận thấy là khi trẻ ở nhà, bố mẹ thường để trẻ tự chơi đùa trên võng. Ngay cả việc có anh/chị trông coi cũng chưa chắc đã an toàn.

Chú ý gì khi cho trẻ nằm võng

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ đa khoa Văn Giàu cho hay, bởi vì trẻ dưới 2 tuổi, khi nằm trên võng sẽ không nằm yên mà ưỡn, xoay trở khiến võng lật và ngã xuống đất. Do đó với trẻ dưới 2 tuổi phải có sự giám sát của người lớn khi nằm võng. Với trẻ lớn hơn vẫn cần sự giám sát của người lớn. Tuyệt đối không để trẻ tự nô đùa với võng.

“Khi cho trẻ nằm võng, người lớn nên buộc võng ở trên giường. Khi xảy ra ngã sẽ giảm bớt chấn thương. Tuyệt đối không buộc võng quá cao, trên nền xi măng có thể xảy ra chấn thương nặng khi ngã. Với trẻ nhỏ, nên có người lớn nằm kèm trẻ, không để 2 trẻ cùng nằm một võng.

Đặc biệt với trẻ sơ sinh nên cho bé ngủ trên giường hoặc trong nôi, không cho bé nằm võng. Tuyệt đối không đong đưa võng khi trẻ sơ sinh ngủ dễ gây chấn động não. Do trẻ sơ sinh còn non yếu, bộ não vẫn còn tiếp tục phát triển”,bác sĩ cho hay.

Đặc biệt tai nạn thường xảy ra khi đưa võng lên quá cao rồi đưa xuống thấp. Trong quá trình này có thể trẻ bị ngã hoặc văng ra xa gây chấn thương các vùng tay, chân, mặt, đầu và hệ thần kinh.

Tai nạn khi chơi với võng dễ xảy ra ở trẻ từ 2-5 tuổi. Do giai đoạn này trẻ thường nô đùa, nghịch ngợm và chưa biết bảo vệ bản thân. Nếu phụ huynh càng thờ ơ thì sẽ càng ảnh hưởng đến.

Theo bác sĩ Giàu, khi cho trẻ nằm võng, phụ huynh phải lưu ý khu vực xung quanh không có bàn, ghế chứa góc nhọn, tường thô ráp… Quá trình đong đưa xảy ra va chạm có thể khiến da, chân, tay của bé bị trầy xước.

Từng có tai nạn xảy ra do gãy cột buộc võng. Do đó, phụ huynh cũng chớ lơ là vấn đề này. Thông thường nhiều người có thói quen tiện đâu sẽ buộc võng đó hoặc buộc dưới các tán cây, cây cao. Nhưng lại ít khi chú ý đến sự an toàn của các cây này.

Nếu như cây yếu hoặc không chắc chắn, mục rỗng sẽ có nguy cơ đổ gãy khiến võng đứt dẫn đến chấn thương cho người nằm. Nguy hiểm hơn là cây dùng buộc võng đổ xuống cơ thể khiến cho cơ thể bị đè dưới sức nặng lớn phải đi cấp cứu là điều khó tránh khỏi nhất là với trẻ nhỏ.

Như trường hợp nói trên, sau khi bé bị ngã, người chị không hề thông báo ngay sự việc mà để đến tận tối mới được phát hiện là hết sức nguy hiểm.

Khi bị chấn thương sọ não cần phải tiến hành chụp chiếu cẩn thận nhằm phát hiện tổn thương, máu tụ hoặc chấn thương ảnh hưởng đến vùng não. Vì não là khu vực quan trọng, tác động đến hệ thần kinh trung ương.

Những dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết bị chấn thương sọ não là bị nôn, cảm giác buồn nôn, buồn ngủ, ngủ gật và co giật. Khi bị chấn thương sọ não, nôn sẽ kéo dài, nôn xong sẽ dễ chịu nhưng sau đó sẽ nôn trở lại.

Một điều đáng lo ngại khi cho trẻ quá nhỏ nằm võng là tư thế ngủ bị lệch ảnh hưởng đến cột sống mai sau. Điều dễ nhận thấy là khi ngủ võng, cơ thể trẻ nằm không thẳng như trên giường. Thậm chí, chân, tay của trẻ vắt sang bên cạnh cho nên

Phương Hà

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook