Thứ Ba, 27/10/2015 | 13:30

Dưới đây là bài kiểm tra xem độ hiểu biết của bạn về chóng mặt và rối loạn cân bằng của bạn đến đâu:

Chóng mặt và rối loạn cân bằng khác nhau như thế nào?

Ảnh minh họa

1. Chóng mặt và choáng váng là cảm giác tương tự như nhau.

– Đúng

– Sai

Trả lời đúng: Sai

Choáng váng thường được sử dụng để mô tả cảm giác xây xẩm mặt mày. Còn chóng mặt (hoa mắt) thường được mô tả như một cảm giác mất thăng bằng, có cảm giác đầu óc quay cuồng, thậm chí có thể ngất xỉu.

2. Chóng mặt thường có liên quan đến bộ phận nào của cơ thể?

A. Đầu

B. Não

C. Tai trong

D. Tất cả các điều trên

Trả lời: C. Tai trong

Khi bị chóng mặt, người bệnh có ảo giác đồ vật xung quanh xoay tròn hoặc có cảm giác bản thân bị xoay tròn, người bị mất thăng bằng, buồn nôn và nôn uể oải, mệt lả…

Chóng mặt thường có liên quan tới các vấn đề về tai trong.

3. Não bộ dùng … để xác định mối quan hệ vị trí của cơ thể với thế giới xung quanh.

A. Mắt

B. Tai

C. Cơ quan nhận cảm

D. Các phương án trên

Trả lời: Tất cả các phương án trên

Não bộ dùng dữ liệu từ nhiều nguồn để xác định được cơ thể đặt trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài và cho phép chúng hoạt động. Luồng thông tin cảm giác từ mắt, tai và các vị trí thụ thể còn lại của cơ thể, giúp cơ thể được thẳng đứng và di chuyển một cách đồng bộ.

4. Hệ thống tiền đình có liên quan tới tất cả các bộ phận tai trong và sự cân bằng.

– Đúng

– Sai

Trả lời: Đúng

Thuật ngữ y tế dùng để chỉ các bộ phận của tai trong có liên quan tới sự cân bằng, gọi là hệ thống tiền đình.

Sự chuyển động tuyến tính của hệ thống tiền đình, chẳng hạn như cách bạn cảm nhận vị trí hạ xuống thấp. Hệ thống tiền đình cũng đo lường chuyển động quay. Ngoài việc kiểm soát cảm giác về sự cân bằng, tư thế và mối quan hệ của cơ thể với không gian xung quanh, hệ thống tiền đình cũng giữ các đối tượng tập trung thị giác trong khi cơ thể di chuyển.

5. …. có thể khiến hệ thống tiền đình ngừng hoạt động hoặc cung cấp thông tin không chính xác.

A. Bệnh Meniere (sũng nước mê nhĩ ở tai trong)

B. Viêm tiền đình Labyrinthitis

C. Chóng mặt tư thế kịch phát loại nhẹ (BPPV)

D. Tất cả các điều trên

Trả lời: D. Tất cả các điều trên

Một số rối loạn có thể gây ra hệ thống tiền đình để ngăn chặn hoạt động đúng. Những rối loạn này bao gồm bệnh Meniere, Labyrinthitis, chóng mặt tư thế kịch pháp loại nhẹ (BPPV), nhiễm trùng tai, các khối u hoặc chấn thương. Vì hệ thống tiền đình giúp cơ thể nắm bắt được vị trí mối liên hệ để hấp dẫn, bất kỳ rối loạn nào ở trên ảnh hưởng tới tai trong có thể sản sinh thêm triệu chứng chóng mặt.

6. Chóng mặt là một căn bệnh

– Đúng

– Sai

Trả lời: Sai

Chóng mặt không phải là một căn bệnh, nó là một triệu chứng (dấu hiệu) của vấn đề cân bằng cơ bản, có thể liên quan đến các mê cung của tai trong hoặc tiểu não của não. Nếu có vấn đề với tiểu não, một người có thể có những than phiền về sự phối hợp.

7. Các triệu chứng chóng mặt và rối loạn cân bằng khác thường liên quan đến

A. Buồn nôn

B. Nôn

C. Một cảm giác bồng bềnh, xoay tròn hoặc hoa mắt

D. Tất cả các điều trên

Trả lời: Tất cả các điều trên

Chóng mặt (một cảm giác quay hoặc bồng bềnh) là triệu chứng cũ quen thuộc của chóng mặt. Buồn nôn và nôn cũng có liên quan đến chóng mặt. Nếu bị nôn thường xuyên và với cường độ cao hơn thì dễ khiến cơ thể bị mất nước và yếu ớt.

8. Những cử động bất thường không chủ ý của đôi mắt là những tín hiệu thông báo về nguy cơ mắc bệnh về mặt hoặc thần kinh?

– Đúng

– Sai

Trả lời: Đúng

Hoa mắt được chẩn đoán bằng việc khám thực thể bệnh nhân. Khám thực thể sẽ xác nhận sự hiện diện của việc rung giật nhãn cầu, chuyển động mắt bất thường mà cơ thể sử dụng để cố gắng bù đắp cho sự cân bằng tín hiệu bất thường đến não.

Cụ thể, sự rung giật nhãn cầu có liên quan đến những chuyển động mắt nhanh, nhịp lặp đi lặp lại và không chủ ý. Rung giật nhãn cầu có thể ngang, dọc, hoặc quay. Dù nó có ở dạng nào, phát hiện rung giật nhãn cầu đã là một bất thường và có thể là dấu hiệu của bệnh trong mắt hoặc hệ thần kinh.

9. Tiếng rung, tiếng thổi hú hoặc các loại tiếng ồn trong tai hoặc đầu xuất phát từ nguyên nhân nào?

A. Ù tai

B. Tiếng ồn trắng white noise (một loại âm thanh với tần số thấp, phát đều nhau liên tục)

C. Nhiễm trùng tai

D. Tiếng ồn lớn

Trả lời: A. Ù tai

Ù tai bởi tiếng chuông, tiếng hú thường khởi nguồn từ tai hoặc đầu. Trong nhiều trường hợp, nó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng mà chỉ gây phiền toái. Hiếm khi sự ù tai biểu hiện cho tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Đôi khi ù tai hoặc tiếng ồn hoàn toàn bình thường.

10. Có phải phương pháp Epley điều trị hiệu quả cho cơn chóng mặt tư thế lành tính kịch phát (BPPV)?

– Không

– Có

Trả lời: Có

Chóng mặt tư thế lành tính kịch phát (BPPV) được gây ra bởi chuyển động của sỏi tai (hạt canxi có kích thước như một hạt cát). Bệnh chóng mặt này liên quan đến sự chuyển dịch của các phần tử tự nhiên (cặn vôi), thạch nhĩ lơ lửng trong các ống bán khuyên của tai trong và gây ra các hiện tượng chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Tiến triển của bệnh này luôn luôn lành tính, nhưng thời gian của cơn chóng mặt rất đa dạng. 50% bệnh nhân thường chỉ có 1 cơn duy nhất. Thực tế cho thấy phương pháp Epley có thể chữa được chóng mặt cho 80% bệnh nhân.

Các bước thực hiện:

– Giữ 2 tay thăng bằng, cổ tay thẳng với bác sỹ. Bác sỹ sẽ dùng tay trái để khuỷu tay phải của bạn và lật bạn về bên phải.

– Bác sỹ đưa bạn ngồi lại và chờ một cơn chóng mặt khác cũng như chứng rung giật nhãn cầu kèm theo. Lúc đó, bác sỹ cần chú ý sự đảo chiều của rung giật nhãn cầu.

– Bác sĩ sẽ thao tác tương tự về bên trái của bạn và nâng bạn dậy để xác định bên kia có bị bệnh không?

– Bác sĩ nhắc lại thử nghiệm ở bên khởi phát: chóng mặt và rung giật nhãn cầu giảm mạnh, thậm chí không còn: đó là hiện tượng thích nghi (hệ thống tiền đình thích ứng dần dần với sự kích thích, ngay cả các kích thích mạnh nhất).

11. Những người bị chóng mặt nên tránh…

A. Các cử động di chuyển đầu lên xuống nhiều lần

B. Đồ uống có gas

C. Ảo ảnh quang học

D. Không có các điều trên

Trả lời: Các cử động di chuyển đầu lên xuống nhiều lần

Những người có triệu chứng chóng mặt hoặc có xu hướng gia tăng sự chóng mặt có thể làm giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng bằng cách:

-Từ từ thay đổi vị trí

– Tập trung vào các đối tượng ở xa khi đi bộ

– Tránh các cử động di chuyển đầu lên và xuống nhiều lần

Người bị chóng mặt không nên lái xe hay vận hành máy móc, tránh leo thang hoặc tham gia vào các tình huống có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác (ví dụ: đi bộ đường dài một mình hoặc chăm sóc trẻ).

Nguyên Hạnh

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook