Chỉ cần một vài đột biến MERS-CoV sẽ là mối đe dọa trở thành đại dịch
Trong bài báo đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã mô tả nghiên cứu về các biến thể khác nhau của virus. Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ra rằng, chỉ cần một vài đột biến, hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) có thể trở thành một đại dịch.
MERS-CoV được quan sát lần đầu tiên vào năm 2012 tại Ả Rập Xê Út. Thử nghiệm virus cho thấy nó có khả năng gây chết người cao khoảng 40% bệnh nhân ban đầu chết vì nhiễm trùng.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, phần lớn các trường hợp nhiễm trùng đến từ một trong các nốt bị nhiễm trùng của lạc đà. Họ cũng tìm thấy một số bằng chứng cho thấy, những con dromedaries (lạc đà một bướu) đã bị nhiễm bệnh bởi những con dơi bị nhiễm bệnh.
Trong khi sự bùng phát MERS-CoV ít được chú ý vì nó dường như không thể lây truyền giữa người với người, nhưng kể từ lần bùng phát đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, có tới 80% bệnh trên lạc đà một bướu đã được kiểm tra, 70% trong số đó sống ở châu Phi, có kháng thể đối với MERS-CoV.
Một bí ẩn liên quan đến virus là tại sao nhiều người châu Phi không bị nhiễm bệnh, khi xét đến số lượng lạc đà một bướu và tương tác của chúng trên lục địa châu Phi. Để tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu virus ở nhiều nơi ở Trung Đông, Châu Phi, nhằm tìm kiếm các biến thể của nó. Họ đã nhóm những người đến từ châu Phi, Trung Đông thành các nhóm khác nhau.
Tiếp theo, họ so sánh các mẫu về mặt di truyền và trong điều kiện phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng các tế bào phổi của con người. Họ phát hiện ra rằng, các biến thể có nguồn gốc từ các tộc người Ả Rập có thể dễ dàng truyền sang người, trong khi các biến thể được thu thập ở châu Phi thì không.
Xem xét kỹ hơn cho thấy sự khác biệt giữa các biến thể là do axit amin trong protein S. Kỹ thuật di truyền một biến thể châu Phi để có cùng các axit amin đã cho phép biến thể có nguồn gốc từ châu Phi dễ dàng lây nhiễm sang tế bào người hơn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, lý do mà các biến thể từ các mẫu thu thập được ở Trung Đông vẫn chưa đột biến để lây nhiễm sang người là do hoạt động buôn bán lạc đà hầu như chỉ diễn ra một chiều, từ châu Phi đến Trung Đông.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, nếu việc buôn bán đảo ngược vào một thời điểm nào đó, hoặc một con vật khác trở thành vật vận chuyển virus, được buôn bán sang châu Phi, các đột biến có thể phát sinh, gây ra đại dịch chết người.
Yhocvn.net (Theo Medicalxpress.com)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch với Sars-CoV-2 diễn ra như thế nào?
+ Ai nên và chưa nên tiêm vắc xin Covid-19?
Chưa có bình luận.