Chủ Nhật, 13/03/2016 | 16:36

Mang danh là căn bệnh của người giàu, bệnh gút (gout) thật sự là nỗi ám ảnh của những cơ thể dư chất thừa đạm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều bệnh nhân đã chặn đứng được bệnh gút nhờ nghị lực điều trị và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.

Chặn bệnh gút bằng chế độ ăn uốngChặn bệnh gút bằng chế độ ăn uốngHai bệnh nhân trước và sau khi điều trị hết bệnh gút tại Viện Gút TP.HCM: Ông Huỳnh Công Tâm, SN 1955, ngụ Tây Ninh (ảnh trên) và bà Trần Thị Thệ, SN 1955, ngụ TP.HCM (ảnh tư liệu do Viện Gút P.HCM cung cấp)

Chữa khỏi bệnh gút không chỉ vượt qua nỗi đau thể xác mà còn chiến thắng được cả mọi sự ám ảnh về tinh thần để làm việc tốt và hòa nhập với cộng đồng.

Quyết tâm chiến thắng

Năm 2008 mặc dù chưa có cảm giác đau nhức nhưng bà Đinh Xuân H., 50 tuổi một cán bộ ngân hàng ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đột ngột nhận thấy các khớp xương ngón chân và mắt cá sưng phù. Sau một thời gian cảm thấy đau nhức, nghi bị viêm khớp nên bà đã đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và được các BS kết luận bà bị bệnh gút. Đến lúc này người phụ nữ có trọng lượng gần 80kg mới biết nguồn gốc của gút là căn bệnh thuộc dạng viêm khớp xảy ra do sự gia tăng quá nhiều của acid uric. PGS.TS Phan Văn Các – Phó Viện trưởng Viện Gút TP.HCM cho biết, bệnh gút có liên quan đến chế độ ăn uống và cân nặng cho nên những người béo phì có tỷ lệ bệnh cao hơn. Thường xuyên ăn nhiều loại thịt động vật và hải sản cũng dẫn đến căn bệnh khó chịu này do dư chất. Bệnh gút cũng không buông tha những người đàn ông lạm dụng bia rượu, các thức uống có cồn. Anh Ngô T. – một giáo viên của trường THPT Q.7, TP.HCM khi bị bệnh gút tâm sự: “Do công việc và quá dễ dãi nên hầu như tôi ít từ chối các bữa tiệc và những lần gặp gỡ bạn bè trên bàn nhậu. Có lẽ đó là lý do tôi bị mắc bệnh gút dù tuổi đời chưa cao”. Theo người đàn ông U50 này, biểu hiện lúc đầu là cảm giác sưng đau rất khó chịu ở các khớp tay và chân nhất là vào ban đêm: “Đang ngủ ngon mà chỉ cần trở nhẹ tay chân đụng vào thành giường là cũng có cảm giác đau nhói”. Cũng giống như anh T. sau cơn đau, những ngón tay và ngón chân của bà H. sưng cục đỏ, da khô cứng và ngứa ngáy. Ám ảnh nỗi đau bất thường đó, họ đã quyết tâm “chiến thắng” bệnh tật bằng mọi cách trong điều kiện có thể. “BS cho biết nguyên nhân của bệnh gút là từ chế độ ăn uống vậy thì tại sao mình không thể khắc phục được nếu có ý chí?”. Từ suy nghĩ đó ngoài chế độ thuốc men theo phác đồ của thầy thuốc như giảm đau, giảm acid uric máu…, anh T. và bà H. tìm mọi cách thay đổi chế độ ăn uống. Để tránh thu nạp quá nhiều chất đạm, họ đã từ chối các bữa tiệc linh đình như đám cưới, đám giỗ: “Thời gian đó hầu như tôi đều vắng mặt trong các buổi liên hoan. Nếu cho vợ con, người nhà đi thay không được tôi gửi quà hay phong bao coi như mình đã chung vui với gia đình” – anh T. nhớ lại. Theo bà H., các bệnh tật khác có thể đi tập thể dục thường xuyên nhưng bệnh gút lại không thể vì mỗi lần di chuyển lại thêm đau nhức và sưng chân hơn. Nên cách tốt nhất là bà H. điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Không chỉ nói không với các loại hải sản như tôm cua ốc mà họ còn từ chối các loại thịt đỏ như bò, trâu, dê hay gà vịt: “Có thời gian đau nhức quá tôi phải tập ăn chay để giảm tối thiểu các loại thực phẩm giàu chất protein. Nếu trước đây cháo lòng là món điểm tâm sáng khoái khẩu thì bây giờ tôi đã thay thực đơn bằng cháo trắng, hủ tiếu chay… nói chung là hạn chế thịt cá” – anh T. tiết lộ.

Giải thoát nồng độ acid uric máu

PGS.TS Phan Văn Các – Phó Viện trưởng Viện Gút TP.HCM cho biết, để bù lại dinh dưỡng cho những người bệnh gút ăn kiêng, trong thời gian dài người nhà nên cung cấp thực phẩm bằng các loại rau xanh, quả củ như cà rốt, su hào, súp lơ, cải xanh, dưa leo, bí đỏ và nhất là tăng cường thêm các loại sữa.

Biết mình có acid uric máu cao nên hầu hết bệnh nhân gút đã nghe theo lời khuyên thầy thuốc hạn chế ăn nhiều thịt cá, hải sản và đặc biệt là các phủ tạng động vật vì chứa nhiều nhân purin. Có lẽ vì thế mà sau một thời gian kiêng cữ cả bà H. và anh T. đã đi lại và làm việc bình thường do các khớp xương không còn sưng tấy và đau nhức như trước nữa. Không dung nạp thêm đồ bổ thì chất acid uric trong máu sẽ được giải phóng và bệnh gút cũng từ đó mà được giải thoát.

Theo tâm sự của anh T., bệnh gút của anh đã “tạm biệt” cơ thể sau 6 tháng là một phần do gia đình anh chưa có tiền sử bệnh gút theo dạng di truyền đúng như cảnh báo của BS. Đây cũng là suy nghĩ của bà H. vì BS cho rằng tỷ lệ phụ nữ mắc căn bệnh này ít hơn so với nam giới nên việc chữa trị thuận lợi hơn. Nhờ có thêm “thế mạnh” đó mà họ đã vượt qua được nỗi đau đớn từ căn bệnh gút cấp tính đưa tới. Họ lại tránh được nguy cơ biến chứng của bệnh gút như bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, thoái hóa khớp, suy thận… PGS.TS Các cho biết, để bù lại dinh dưỡng cho những người bệnh gút ăn kiêng, trong thời gian dài người nhà nên cung cấp thực phẩm bằng các loại rau xanh, quả củ như cà rốt, su hào, súp lơ, cải xanh, dưa leo, bí đỏ và nhất là tăng cường thêm các loại sữa.

Quang Phan

Nguồn: Giáo dục Online

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook