Thứ Năm, 18/04/2019 | 17:37

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc mắt sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc

Bệnh glôcôm còn có tên gọi phổ biến trong dân gian là “thiên đầu thống”. Glôcôm với tổn thương đặc trưng của đầu dây thần kinh thị giác, thường gây ra do áp lực trong nhãn cầu (nhãn áp) tăng. Trước đây, khi y học chưa phát triển, điều kiện thăm khám và chữa trị còn hạn chế, mắc thiên đầu thống là gần như cầm chắc mù lòa.

Ngày nay, với sự phát triển của y học, người dân cũng ý thức được nhiều hơn về việc thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm, người mắc glôcôm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ tránh được mù lòa.

Bệnh nhân glôcôm có thể được điều trị bằng thuốc, bằng phẫu thuật hoặc điều trị phối hợp cả hai phương pháp trên. Do bệnh tiến triển âm thầm nên ở Việt Nam, hầu bhết bệnh nhân đến khám với hình thái và giai đoạn bệnh mà cần phải can thiệp phẫu thuật mới có thể cứu chữa được.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật bệnh vẫn có thể tiếp tục tiến triển nặng hơn, đồng thời có thể gặp một số biến chứng. Do vậy việc chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau mổ glôcôm là rất cần thiết.

Khám mắt thông thường phát hiện Glôcôm

Thực hiện các xét nghiệm như:

+ Theo dõi nhãn áp 3 ngày

+ Đo thị trường trung tâm, thị trường ám điểm

+ Chụp OCT bán phần sau (chụp cắt lớp gai thị, đánh giá lớp sợi thần kinh võng mạc)

Thực hiện các xét nghiệm như: Định lượng Calci toàn phần, Định lượng Glucose, Định lượng Ure, Thời gian prothrombin bằng máy tự động, Định lượng Fibrinogen (định lượng yếu tố I), phương pháp Clausse-phương pháp trực tiếp, Thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa (APTT) bằng máy tự động, Thời gian thrombin (TT: Thrombin Time) bằng máy tự động, Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser), HBsAg test nhanh, HIV Ab test nhanh.

Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc.

Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc là một phẫu thuật tạo lỗ rò, với mục đích tạo một đường thông từ tiền phòng vào khoang dưới kết mạc giúp dẫn lưu thủy dịch và hạ nhãn áp.

Quy trình thực hiện:

+ Bơm rửa lệ đạo (1 mắt).

+ Lưu viện phòng tiêu chuẩn (1h-4h).

+ Khám mắt thông thường có hẹn ( khám và theo dõi lại sau mổ 4 lần: khám sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng).

+ Gây tê tại chỗ hoặc gây mê

+ Chuẩn bị con người và phương tiện trước mổ: dụng cụ vi phẫu, hiển vi phẫu thuật, thuốc sát trùng, gây tê (hoặc gây mê), thuốc tiêm và tra sau phẫu thuật.

+ Tháo đường truyền.

Chăm sóc mắt sau phẫu thuật điều trị Glôcôm:

+ Sau phẫu thuật, vì mắt chưa ổn định, còn kích thích nên có thể xuất hiện một vài triệu chứng như ngứa, cộm nhẹ, chảy nước mắt.

+ Bác sĩ kê thuốc phòng nhiễm trùng, giảm viêm sau mổ. Thông thường sau một vài ngày, hầu hết các triệu chứng khó chịu sẽ hết.

+ Không lái xe trong ngày đầu tiên.

+ Hạn chế mang vác nặng, không đi bơi hay chơi môn thể thao vận động mạnh trong 1 tháng.

+ Giữ dìn vệ sinh, không đưa tay bẩn lên xoa mặt, không để nước lã, nước bẩn, chất tẩy rửa, xà phòng dính vào mắt.

+ Đeo kính bảo vệ (có thể 24/24) để tránh vô thức dụi, chạm chạm tay bẩn vào mắt, tránh va chạm mạnh vào mắt như: vắt tay lên trán, nằm sấp, vận động mạnh.

+ Sau một ngày phẫu thuật có thể làm việc, đọc báo, xem tivi như bình thường.

+ Ăn uống bình thường, ăn các thực phẩm tốt cho mắt, tránh đồ cay, nóng, chất kích thích.

+ Khi tra thuốc, cách tốt nhất là kéo nhẹ mi dưới xuống và nhỏ vào cùng đồ dưới. Tra thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tra cách đều nhau

+ Bệnh nhân cùng nên có tâm lý thoải mái, tránh lo lắng thái quá về bệnh tật gây căng thẳng thần kinh.

+ Tuân thủ lịch tái khám.

Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ điều nào sau đây: Nhìn mờ, đau nhức mặc dù sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, đỏ mắt bất thường, chớp lóa.

Sau mổ việc chăm sóc và theo dõi mắt rất quan trọng, sự phục hồi sau mổ của đôi mắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh mắt, điều trị thuốc theo đơn của bác sỹ. Nếu người bệnh không chăm sóc tốt mắt sẽ khiến cho mắt bị nhiễm trùng và gây biến chứng nguy hiểm.

Thống kê cho thấy: có tới 46,3% trường hợp bệnh glôcôm vẫn tiếp tục tiến triển mặc dù đã được can thiệp phẫu thuật – mà một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra là do bệnh nhân không đến khám và theo dõi thường xuyên. Do đó, bệnh nhân cần phải ý thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, đến khám để được theo dõi bệnh thường xuyên tại các cơ sở y tế.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook