Chanh muối không chỉ là thức uống giải khát tuyệt vời mà nó còn có công dụng trị ho, tiêu đờm, cải thiện hệ tiêu hóa.
Vỏ chanh muối có vị hăng the có tác dụng làm thông cổ họng, vị mặn của chanh muối có thể sát trùng làm giảm ngứa cổ. Bên cạnh đó, ngậm vỏ chanh muối còn có tác dụng làm tiêu đờm. Vitamin C có nhiều trong nước chanh là một trong những phương thuốc giúp bạn thoát khỏi tình trạng căng thẳng cho trí não và cơ thể.
Chanh muối giúp trị cảm, ho hiệu quả. |
Nguyên liệu làm chanh muối
Chanh: Tiêu chí chọn chanh là quả hơi mềm, vỏ mỏng. Bạn có thể bóp nhẹ quả chanh, nếu quả bị cứng thì có nghĩa là quả đó còn xanh hoặc vỏ quá dày, ít nước.
Muối: Nên chọn muối biển nguyên chất là tốt nhất vì nó chứa nhiều khoáng chất.
Phèn chua: Sẽ giúp chanh có màu trắng và vỏ chanh khi muối xong sẽ giòn, không bở.
Cách làm chanh muối
Bước 1: Sau khi chọn mua chanh tươi về bạn đổ ra rổ và chà xát vỏ chanh với muối để loại bỏ các chất dầu, là nguyên nhân gây nên vị the và đắng khi ngâm. Sau khi chà chanh xong bạn rửa lại với nước sạch nhiều lần.
Bước 2: Hòa tan phèn chua với nước rồi lấy nước đó để rửa chanh. Phèn chua sẽ giúp chanh có màu trắng và vỏ chanh khi muối xong sẽ giòn, không bở. Sau đó, ngâm chanh đã xát trong nước sôi khoảng 15 phút sau đó bỏ ra và rửa với nước nguội sạch.
Bước 3: Phơi khô chanh ở ngoài nắng. Chỉ cần quả chanh chuyển sang màu hơi nâu là được. Trong quá trình phơi nên dùng khăn mỏng để ngăn bụi bẩn bám vào quả chanh. Sau đó bạn xếp chanh vào lọ thủy tinh.
Bước 4: Pha nước muối. Bạn ước lượng dung tích của lọ thủy tinh để pha nước muối đúng nồng độ. Công thức là 1 lít nước + 200gr muối, tuy nhiên tùy theo khẩu vị mà bạn có thể cho nhiều hoặc ít hơn. Đổ lượng nước muối ngập lọ chứa chanh và đậy nắp cẩn thận.
Sau 4 bước trên, khoảng 1 tháng là bạn có thể mang ra sử dụng được. Khi sử dụng, cho chanh muối vào ly, giầm chanh với đường, thêm nước để hòa tan, nếu để giải khát thì cho thêm đá vào, nếu để trị ho, viêm họng thì dùng luôn không cho thêm đá hay nước lạnh.
Chưa có bình luận.