Có bệnh nhân uống từ 500 –
1000ml rượu trong nhiều năm cho đến lúc mắc bệnh thập tử nhất sinh.
Nhưng cũng có bệnh nhân tìm đến cái chết rất nhanh do ngộ độc methanol
trong rượu.
>> Mẹ tha hồ trổ tài các món ngon từ trứng đảm bảo bé mê tít
Bác sĩ khẩn thiết cảnh báo tình trạng ngộ độc methanol trong rượu
Thạc sĩ, bác sĩ Lương Quốc Chính – Khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho
biết, mỗi ngày khoa tiếp nhận vài bệnh nhân là nạn nhân của rượu, bia
trong đó có những bệnh điển hình như xuất huyết tiêu hoá, xơ gan, viêm
tuỵ cấp và đặc biệt là ngộ độcmethanol trong rượu.
Nhiều
bệnh nhân uống từ 500 – 1000ml rượu trong nhiều năm cho đến lúc mắc
bệnh thập tử nhất sinh. Nhưng cũng có những bệnh nhân tìm đến cái chết
rất nhanh do ngộ độc methanol trong rượu.
Riêng về
tình trạng ngộ độc methanol trong rượu, bác sĩ Lương Quốc Chính cho
biết, chỉ trong ngày 29/10/2016, khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu
2 bệnh nhân, trong đó có 1 bệnh nhân đã tử vong.
Trường
hợp bệnh nhân N.T.H., nam, 49 tuổi, địa chỉ ở Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh cấp cứu
vào bệnh viện Bạch Mai vì bị hôn mê. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp (nhưng không điều trị) và sỏi thận. Trước khi nhập viện khoảng 3 ngày, bệnh nhân uống rượu với số lượng nhiều và uống nhiều lần.
Sau đó, bệnh nhân xuất hiện nhìn mờ tăng dần và nhanh chóng rối loạn ý thức.
Bệnh
nhân được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An trong tình trạng
hôn mê sâu (GCS 5 điểm), thở nhanh sâu, mạch 100 lần/phút, huyết áp
100/60 mmHg, đồng tử hai bên giãn đều 5 mm, phản xạ đồng tử với ánh sáng
âm tính, không có liệt khu trú.
Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy ngay lập tức. Chụp cắt lớp vi tính sọ não không thấy tổn thương.
Xét
nghiệm máu có tình trạng toan chuyển hóa nặng nề (pH: 7,106; PCO¬¬2:
15,2 mmHg; PO2: 458,1 mmHg; HCO3-: 7,7 mmol/l. Bệnh nhân được chẩn đoán
sơ bộ là hôn mê gan, và chuyển ra Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai.
Trường
hợp khác là bệnh nhân Nguyễn Văn H. 33 tuổi, trú tại Nam Định được đưa
lên Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng nôn ra máu. Trước đó một
ngày sau khi đi uống rượu về bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, đi ngoài
phân đen và tiếp đến là nôn ra máu.
Bệnh nhân nôn cả ra một
chậu máu như cắt tiết. Sau đó người nhà chuyển lên bệnh viện cấp cứu
nhưng đã quá muộn vì bệnh nhân không những xuất huyết tiêu hoá, hôn mê
mà còn có biểu hiện ngộ độc methanol trong rượu.
“Lật mặt” các loại rượu độc trên thị trường
Loại
rượu mà chúng ta hay sử dụng là rượu ethylic hoặc ethanol được sản
xuất theo quy trình riêng và sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất
lượng thực phẩm.
Tuy nhiên, theo chuyên gia của tổ chức
HealthBridge Canada người ta cứ nghĩ rượu tự nấu thủ công an toàn, nhưng
thực chất đây cũng không phải là thứ an toàn bởi vì trong các loại
rượu, rượu pha thủ công có thể chứa methanol.
Bình thường, rượu
thường được chưng cất từ gạo (tẻ, nếp) hoặc từ đường mía (dạng mật mía).
Nhiều cơ sở chế biến rượu thủ công đã tận dụng bã mía hay dùng mật mía
cặn chứa nhiều bã vụn để chưng cất rượu.
Trong quá trình lên
men chưng cất, bã sẽ phân hủy cho ra methanol. Ngoài ra, một số loại
được chế từ loại cồn kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây ra methanol.
Một số loại rượu bán trên thị trường vẫn được chế bằng cồn thực phẩm hay còn cồn dược dụng hòa với nước.Loại
cồn có chất lượng kém vốn có hàm lượng methanol aldehyde, aceton… cao
vượt tiêu chuẩn, nên khi pha ra rượu sẽ có nhiều methanol, aldehyde,
aceton… khi uống phải có thể gây ngộ độc.
Thạc sĩ Nguyễn Trọng An – Liên minh vận động chính sách y tế cho
rằng ở các nơi vì lợi nhuận người ta còn cho các loại men vào gạo để tự
thành rượu chỉ trong 1 ngày đã có rượu cung cấp ra thị trường, đây là
một điều đáng báo động gây nên ngộ độc rượu ở Việt Nam.
Ngộ độc methanol: Nguy cơ tử vong rất cao
PGS Phạm Duệ – Nguyên giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngộ độc methanol rất nguy hiểm, bệnh nhân nhẹ thì mù mắt, ù tai, nặng thì hôn mê tử vong nhanh chóng.
Methanol
khi uống vào cũng như các loại rượu thông thường, chỉ sau 1 đến 2 ngày
bệnh nhân sẽ có dấu hiệu mù mắt sau đó xuất hiện trụy mạch, viêm gan,
nhiễm độc rồi dẫn đến tử vong.
Điều
đáng ngại là không thể nhận biết rượu có chứa methanol bằng mắt thường
hay uống thử nên các bệnh nhân khi vào viện mới biết đó là ngộ độc do
rượu kém chất lượng.
Methanol
được sản xuất trong công nghiệp, là sản phẩm cuối của nhiều
quy trình sản xuất, từ sự chuyển hóa của nhiều loại quả, từ
sự phân hủy rác…
Methanol
có nhiều ứng dụng khác nhau trong công nghiệp như dùng làm sơn, để
lau chùi véc ni, dùng làm dung môi… Tuy nhiên, tuyệt đối không
được sử dụng methanol làm rượu thực phẩm như ethanol. Chính
vì thế, rất nhiều chuyên gia lên tiếng nên cấm không có người dân tự
nấu rượu thủ công bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ kém an toàn mà không quản lý
được.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: TTOnline
Chưa có bình luận.