Thứ Năm, 26/04/2018 | 09:40

Hầu hết thuốc trị loét dạ dày đáp ứng tốt với điều trị, tuy nhiên vẫn có khoảng 10% bệnh nhân loét lâu lành hoặc tái phát lại triệu chứng sau 2-4 tuần điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị.

Do chuẩn đoán sai

Đây là nguyên nhân chủ yếu khi chẩn đoán viêm dạ dày vì nguyên nhân bệnh này rất phức tạp. Khi đánh giá sai hoặc không tìm được nguyên nhân thì chữa bệnh sẽ thất bại. Có loại viêm dạ dày chữa được bằng thuốc dạ dày truyền thống nhưng còn nhiều loại khác chữa không lành.

Loại sai thứ 2 là ung thư có một ổ loét nhưng được chẩn đoán là loét dạ dày tá tràng lành tính, được chữa bằng thuốc dạ dày tá tràng nhưng vẫn không lành được. Do bệnh tại dạ dày nhưng nguyên nhân từ những nguyên nhân “sâu” khác. Bệnh thường gặp nhất là chứng chậm tiêu không có ổ loét.

Người bệnh thấy tức bụng trên, không có cơn đau rõ rết, bị chậm tiêu, chướng bụng, đầy hơi, ăn chóng no, buồn nên, có khi nôn mửa. Bác sĩ chưa biết rõ nguyên nhân vì vậy khó điều trị. Khi chưa có biểu hiện gì hì bệnh được coi là chưa nguy hiểm. Khi chụp X-quang hoặc nội soi thấy bình thường hoặc chỉ viêm nhẹ hoặc viêm sưng huyết.

Loại bệnh thứ 2 là sa dạ dày. Người bệnh bị chậm tiêu, có khi chụp X-quang lúc đói vẫn thấy còn thức ăn đọng lại từ hôm trước. Hình ảnh dạ dày ra đến tận xương chậu, ít co bóp. Chứng bệnh này thường gặp ở phụ nữ, những người bị bệnh tiểu đường

Một loại khác có trong dạ dày là bênh giả polyp và polyp (cục thịt thừa trong dạ dày), chỉ khi nội soi mới biết. Mặc dù uống thuốc mà bệnh vẫn còn.

Bệnh túi thừa dạ dày tá tràng được phát hiện bằng nội soi, nếu chụp X-quang thấy có hình cái túi, do hậu quả của bệnh loét không được chữa triệt để hoặc do bẩm sinh. Túi thừa khi bị viên cũng gây đau bụng. Chữa có thể hết viêm nhưng túi thừa vẫn còn. Chẩn đoán đúng nhưng chữa không lành.

Có những loại bệnh dạ dày dễ chữa như loét dạ dày tá tràng lành tính, viêm dạ dày chấm xuất huyết, viêm chợt nhưng còn nhiều loại viêm dạ dày khó chữa. Các chuyên gia ra 2 loại chính: viên dạ dày nạm tính.

Viêm dạ dày mạn tính lại chia ra làm nhiều loại: viêm teo, viêm không teo và dạng đặc biệt. Lại có cách phân chia khác:

Tuýp A, tuýp B, tuýp C. Tuýp A do một bệnh tự miễn, do chế độ ăn, do môi trường

Tuýp B thường gặp do vi trùng H.pylori và do nguyên nhân khác. Loại này còn có nhiều tên khác như viêm nông, viêm hang vị mạn tính, viêm lan tỏa, viêm nang, viêm tăng tiết,

Túy C do hóa chất, doi thuốc, do dịch mất trào lên, do phóng xạ, do dị ứng thức ăn, do bệnh đại tràng, do vi rút. Như vậy có thể bác sĩ đã chẩn đoàn đúng bệnh dạ dày nhưng sai nguyên nhân nên việc điều trị vẫn có thể thất bại.

Đau giống dạ dày nhưng không phải bệnh dạ dày.

Ở vùng thượng vị (vùng bụng trên, vùng chấn thủy) có một số cơ quan trùng với vị trí dạ dày như gan trái, đại tràng ngang.

Cơn đau, triệu chứng xảy ra giống đau dạ dày: đau tức, khó chịu, chậm tiêu, buồn nôn. Nếu thầy thuốc khám kỹ hoặc được Bs chuyên khoa có kinh nghiệm thăm khám, sẽ phát hiện ngay ra bệnh, ở nước ta, bệnh dễ nhầm lẫn nhất là viêm gan siêu vi, gan nhiễm mỡ.

Nếu chữa bằng thuốc dạ dày kéo dài hoặc chữa bằng thuốc kháng sinh, có khi người bệnh đau kéo dài, đang uống thuốc dạ dày vẫn  đau. Nội soi vẫn thấy viêm sung huyết, viêm phì đại hoặc viêm nhẹ hang vị.

Do chữa bệnh không đúng.

Hiện nay, có quá nhiều thuốc chữa dạ dày, vì vậy nguời bệnh được kê đơn các loại thuốc khác nhau. Thuốc tốt là thuốc chính hãng sản xuất và do các công ty có uy tín sản xuất và được công nhận bởi các chỉ tiêu chặt chẽ quốc tế. Nếu nguời bệnh dùng thuốc nhái, thuốc kém phẩm chất, thuốc không đủ hàm lượng thì khó lành bệnh, thậm chí kháng thuốc.

Dùng thuốc không đủ liều hoặc bỏ dở đợt chữa bệnh.

Một số nguời dùng thuốc vài ngày, thấy hết đau thì ngưng, như vậy ổ loét không lành. Với loét hành tá tràng cần phải uống Ranitidin hoặc Omeprazol, Lanzoprazol, Pantoprazol v.v, ít nhất 4 tuần lễ. Nếu ổ loét to hoặc loét dạ dày cần phải uống 8 tuần lễ.

Nếu có vi trùng H.pylori, cần phải uống kháng sinh đúng cách ít nhất từ 7 đến 10 ngày. Nếu uống không đủ số lượng, không đủ thời gian, vi trùng sẽ kháng thuốc, vì vậy sẽ thất bại và phải chữa lại từ đầu.

Do dùng thuốc gây đau dạ dày.

Ngày nay, các chuyên gia đã xác định rõ có 2 nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng là do vi trùng H.pylori và do thuốc chống viêm không Steroid như thuốc chữa khớp thông thường và aspirin. Nếu vẫn tiếp tục dùng thuốc này thì gây viêm loét dạ dày, thậm chí gây chảy máu dạ dày, vì vậy phải ngưng thuốc gây bệnh kể trên để chữa hết chảy máu, chữa lành ổ loét. Nếu người bệnh vừa uống thuốc chữa khớp, thuốc hạ sốt, giảm đau cơ xương vừa chữa dạ dày thì bệnh dạ dày khó lành hoặc đã lành rồi lại tái phát. Các thuốc khác có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng như corticoid, kali.

Do thất bại diệt trừ vi trùng H.pylori.

Sau nhiều năm nghiên cứu, cả thế giới đã tìm ra phác đồ tiêu diệt vi trùng H.pylori gồm 3 thuốc và 4 loại thuốc, trong đó có 1 loại thuốc chống tiết acid và 2 hoặc 3 kháng sinh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bị thất bại do thầy thuốc thiếu kinh nghiệm, do người bệnh không uống đủ thuốc, vi trùng kháng thuốc hoặc do vị trí trú ẩn của vi trùng.

Đau dạ dày do stress. Người hay bị căng thẳng thần kinh, lo lắng quá mức hoặc do áp lực công việc… thường bị viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, còn hay gặp ở những người mắc bệnh mãn tính lâu ngày như viêm phổi, tai biến mạch não v.v. Mặc dù nội soi thấy lành ổ loét nhưng chỉ một thời gian ngắn những người này bị đau lại. Mặc dù đã tìm ra nhiều nguyên nhân như thế nhưng vẫn còn 10 – 20% các trường hợp không tìm được nguyên nhân. Điều này được giải thích có thể do cơ địa bệnh nhân, phản ứng thuốc với cơ thể, do vi trùng khác.v.v.

Các nguyên nhân khiến việc chữa trị đau dạ dày thất bại

Bài liên quan: Hiệu quả đạt được khi dùng thiết bị đeo IoT chẩn đoán các bệnh về dạ dày

Yhocvn.net (theo bacsigiadinh)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook