Thứ Tư, 12/09/2018 | 00:00

Các loại thuốc chống tăng huyết áp được phân theo phương thức tác động vào những khâu khác nhau của cơ chế tăng huyết áp.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống tăng huyết áp và số loại thuốc này sẽ còn tiếp tục tăng lên do sự hiểu biết về cơ chế tăng huyết áp ngày càng sâu. Mặt khác, do thử thách lâm sàng có loại đang bị loại bỏ dần và có loại lại ngày càng được ưa chuộng. Một cuốn sách mới đây đã liệt kê 135 tên thuốc chống tăng huyết áp.

Có loại thuốc độc vị gồm một hoạt chất, có loại thuốc kết hợp nhiều vị gồm nhiều hoạt chất.

Cùng một loại hoạt chất, nhưng lại có nhiều biệt dược khác nhau do các hãng sản xuất khác nhau làm ra.

Có thể phân nhóm các loại thuốc chống tăng huyết áp dựa theo phương thức tác động của chúng: tác động vào những khâu khác nhau của cơ chế tăng huyết áp.

Có một số nhóm chính như sau:

CÁC THUỐC LỢI TIỂU

Các thuốc này làm tăng bài tiết Natri và nước ở thận, làm giảm khối lượng máu tuần hoàn và giảm sức cản ngoại vi, làm hạ huyết áp.

* HYDRO CHLORO THIAZIT hoặc các Thiazit khác.

Biệt dược:. Hypothiazit, Hypothiazil, chlotalidon

Tác dụng: ức chế tái hấp thu Natri ở các ống lượn xa ở thận, làm tăng nước tiểu, hạ huyết áp, nó được áp dụng rất phổ biến có thể nói là thuốc hàng đầu trong điều trị tăng huyết áp.

Bất lợi của thuốc lợi tiểu nhóm này là:

1, Hạ kali máu

2, Rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu) cũng có thể do hạ kali gây ra

3, Tăng acid uric máu

4, Tăng đường máu

5, Tăng cholesterol máu

6, Giảm tình dục (Liệt dương ở nam giới)

* FUROSENID, TROFURID, LASIX và các thuốc khác

Tác dụng: ức chế tái hấp thụ Natri ở nhánh lên của quai Henle và các ống lượn xa ở thận (nên còn gọi là lợi tiểu quai) làm lợi tiểu mạnh.

Bất lợi là: Lợi tiểu mạnh, giảm khối luợng tuần hoàn, tăng hematocrit, giảm kali máu.

* SPIRONOLACTON, TRIAMTEREN

Tác dụng: đối kháng với Aldosteron, chống lại sự tái hấp thụ nước nên gây lợi tiểu, bài tiết Natri giữ kali.

Bất lợi là có thể gây ứ Kali máu, phải trận trọng trong suy thận, gan, tăng nitơ máu.

* INDAPAMIT

Tác dụng: Là loại thuốc mới được coi là thuốc lợi tiểu tốt nhất hiện nay, không làm mất kali và không gẫy rối loạn chuyển hoá lipid. Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt của thuốc nàỵ (Trần Đỗ Trinh, Viện nghiên cứu Tim mạch Trung ương, Nguyễn Thị Trúc – Trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, Midthơ – Nauy).

Trong các thuốc lợi tiểu hiện có , các thuốc tác dụng ở quai Henlé (Như Furosemit, Buruetanide hoặc etacrynic…) không thích hợp để điều trị tăng huyết áp trừ trường hợp có suy thận vì tác dụng lợi tiếu của nó vừa nhanh lại vừa mạnh.

Các thuốc Hypothiazit và tương tự dung thích hợp hơn vì tác dụng của nó nhẹ hơn, kéo dài hơn. Liều trung bình là: Hypothiazit 0.025g – 1 viên mỗi ngày, không nên uống vào buổi tối. Nếu tăng lên 2-3 viên mỗi ngày thì tác dụng hạ huyết áp không tăng lên đáng kể mà lại xuất hiện nhiều tác dụng phụ như mất kali.

Việc sử dụng kết hợp 2 thuốc lợi tiểu với nhau có thể coi như là đơn liệu pháp rất có lợi, ví dụ dùng một thuốc thải kalị như Hypothiazit với một thuốc giữ kali như Spironolacton.

Hoặc kết hợp Hypothiazit với kali clorua 1-2gam trong ngày.

CÁC THUỐC CHẶN GIAO CẢM BETA

* PROPRANOLOL

-(INDERAL) viên 40mg – 10mg

– ACEBUTOLOL (SECTRAL) viên 200mg.

– PINDOLOL (VISKEN) viên 150mg

– BOPINDOLOL (SANDONOR) viên 1mg

Hiện nay có hàng chục loại thuốc cùng nhóm với Propranolol, tác dụng chung là chặn giao cảm beta 1 và beta 2, không lựa chọn tim, không có hoạt tính giao cảm nội tại, làm giảm cung lượng tim, giảm mạch làm hạ huyết áp.

– Tác dụng phụ bất lợi chung cho cả nhóm là làm cơn hen phế quản nặng thêm, gây block tim cấp 2 hoặc cấp 3, đái đường, chậm nhịp tim và bệnh động mạch ngoại biên.

* ATENOLOL, METOPROLOL và thuốc cùng nhóm. Tác dụng chọn lọc trên tim: chọn lọc chặn beta 1 hơn là beta 2. Tác dụng phụ giống propranolol.

CÁC THUỐC CHẶN GIAO CẢM BETA VÀ ANPHA

LABETALOL (TRAN DAT)

Tác dụng: chặn cả beta 1, beta 2 và anpha. Tỷ lệ chặn anpha/beta = 1/4.- Tác dụng phụ như propranolol.

THUỐC CHẶN GIAO CẢM ANPHA

– PRAZOSIN, MINIPRESS, TERAZOLIN, PHENTOLAMIN-

Tác dụng, chặn anpha 1 hơn là anpha 2. Tác dụng phụ là tụt huyết áp khi đứng, nhất là khi dùng thuốc lần đâu.

Đối với tất cả các thuốc chặn giao cảm beta và anpha đều làm hạ huyết áp nhưng cần phải chọn thuốc cho thích hợp với từng bệnh nhân. Khi sử dụng cần chú ý các chống chỉ định của thuốc.

CÁC THUỐC ỨC CHẾ GIAO CẢM Ở KHÂU NGOẠI VI

REZEEPIN: Là thuốc được dùng từ lâu nhất trong điều trị tăng huyết áp.

Tác dụng: Làm huỷ dự trữ Noadrenalin ở các tế bào giao cảm, giảm trương lực giao cảm,. làm giản mạch hạ huyết áp.

Tác dụng phụ: gây mệt mỏi, buồn nôn, trầm cảm, giảm khả năng tình dục, gây ưu thế trội phó giao cảm, không nên dùng cho người loét dạ dày hành tá tràng, có thai.

CÁC THUỐC ỨC CHẾ GIAO CẢM Ở KHÂU TRUNG ƯƠNG

– METHYLDOPA, DOPEGYT, ALDOMET viên 0,25 1-2g viên/ngày.

– CLONIDIN, CATAPRESSAN và các thuốc cùng nhóm.

Tác dụng: kích thích các thụ thể giao cảm anpha trung ương và trung tâm điều hoà huyết áp ở hành não làm hạ huyết áp. Không gây rối loạn chuyển hoá lipid, làm giảm hoạt tính Renin ở huyết tương làm hạ huyết áp.

Tác dụng phụ: gây mệt mỏi, buồn ngủ, giảm khả năng tình dục, tổn thuơng gan, nhịp chậm, hạ huyết áp khi đứng, Không dùng cho người đang lái tàu xe, hoặc đang đứng máy, người suy gan.

– GUANETHIDIN và các loại thuốc cùng nhóm

Tác dụng: ức chế sự giải phóng Adrenalin

giảm nồng độ adrenalin ở tê bào thần kinh giao cảm do ức chế sự tái thu nhận noadrenalin, làm giảm mạch hạ huyết áp mạnh, ít gây rối loạn chuyển hoá lipid.

Tác dụng phụ: gây hạ huyết áp tư thế đứng, ỉa chảy, xuất tinh muộn.

CÁC THUỐC TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP LÊN CÁC TẾ BÀO CƠ TRƠN CỦA CÁC TIỂU ĐỘNG MẠCH.

– HYDRALAZIN

Tác dụng: giảm trực tiếp cơ trơn tiểu động mạch, gây giản cơ, hạ huyết áp.

Tác dụng phụ: gây cơn nóng bừng do rối loạn vận mạch, đau đâu.

– DIHYDRALAZIN

Tác dụng như Hydralazin.

Tác dụng phụ: gây nôn, buồn nôn, tim nhanh, đau thắt ngực.

– MINOXIDIL:

Tác dụng gây nhịp nhanh ứ dịch và muối.

– DIAZOXIDE:

Tác dụng phụ gây nhịp nhanh, đái đường, tụt huyết áp nặng. Chú ý bệnh nhân mạch vành

. NITROPRƯSStDE (tiêm tĩnh mạch)

Tác dụng nhanh, mạnh nên chỉ dìrng trong cấp cứu.

CÁC THUỐC CHẶN DÒNG CANXI

Các thuốc này ức chế dòng Canxi vào trong cơ trơn, chống lại sự co mạch làm giảm huyết áp

VERAPAMIL: Tác dụng phụ có thể gây nhịp nhanh, block thất, táo bón.

NIFEDIPINE (ADALAT) viên 10mg.

Tác dụng phụ có thể gây nhịp nhanh, đau đầu, cơn nóng bừng mặt, hạ kali máu, có loại nang ngậm gây tụt huyết áp rất nhanh, vì vậy khi điều trị thông thường nên dừng loại viên, không dùng loại nang.

– ISRADIPIN, ICAZ viên 2,5mg

– NICARDIPIN, LOXEN viên 20mg

Những thuốc này ít ảnh hưởng đến co bóp cơ tim. Các loại thuốc chặn dòng Canxi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp. Ví dụ Nifedipin kết hợp với một chặn giao cảm Beta có thể tốt vì ức chế tim nhanh phản xạ.

Không kết hợp Verapamil và 1 chặn Beta vì cả hai đều làm giảm dẫn truyền nhĩ thất. Cả Verapamil và Nifedipin đều có thời gian tác dụng ngắn nên người ta đã chế ra loại chế phẩm giải phóng chậm để tiện dùng 1-2 lần trong ngày.

Trong tăng huyết áp kịch phát nên cắn vỡ viên nang Adalat, ngậm dịch tan ra thấm mạch máu làm hạ huyết áp nhanh sau 2-3 phút và thời gian tác dụng kéo dài 5-6 giờ. Cần đề phòng huyết áp hạ nhanh và nhiều khi gây choáng váng, có trường hợp lại phải dùng thuốc nâng huyết áp lên.

CÁC THUỐC ỨC CHẾ HỆ RENIN – ANGIOTENSIN

Nếu như những thập kỷ vừa qua, thuốc chặn giao cảm Beta ra đời và nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong điều trị tăng huyết áp, một số bệnh tim và được coi là thuốc bảo vệ tim thì ngày nay nhận thức đó đã thay đổi bởi những tác dụng phụ của nó cũng như nguy cơ rối loạn chuyển hoá lipid, bệnh mạch vành và tác dụng phụ khác.

Một sự phát triển đầy hứa hẹn trong điều trị tăng huyết áp là việc phát hiện ra chất ức chế men chuyển Angiotensin I 10 peptit (không hoạt động) thànli Angiotensin II – 8 peptit có tác dụng co mạch mạnh

– CAPTPRIL (Lopril) viên 20-25mg

– ENALAPRIL, Renitec, viên 5-20mg

– PRIDOPRIN, Conversyl, viên 4mg

Các loại thuốc đã được thử thách nhiều trong thực tế và tỏ ra có kết quả rất tốt đặc biệt là khi kết hợp với lợi tiểu. Những thuốc này ít gây tác dụng phụ, ít rối loạn chuyển hóa lipid. Tuy nhiên không nên dùng cho bệnh nhân có động mạch thận hai bên. Liều an toàn và có hiệu quả là: 150mg Captoril mỗi ngày, chia hai lần và 20-40mg enalapril mỗi ngày chia 1-2 lần.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook