Chủ Nhật, 21/05/2017 | 14:55

Chuyện đi, đứng, nằm, ngồi không đơn thuần là những cử động cơ thể hằng ngày mà nó có thể ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng nếu làm sai cách. Hãy thực hiện liệu pháp dưỡng sinh ngay từ những điều đơn giản này.

Đi ngẩng đầu ưỡn ngực là tinh túy

Có 4 cử động được cho vào “danh sách đen” gây hại cho sức khỏe mà nhiều người vẫn thực hiện hằng ngày khi bước đi, đó là cúi đầu thu ngực, hai bàn chân kéo lê trên đất, tốc độ đi quá nhanh và hai cánh tay lười đánh nhịp.

Bí quyết cực hay chăm sóc cơ thể từ đi, đứng, nằm mà 99% độc giả không biết

Thứ nhất, nếu bạn giữ tư thế đầu cúi thấp và hơi khòm lưng thu ngực vào trong khi đi đường không những khiến cơ thể rất dễ bị mệt mà còn ảnh hưởng đến chức năng tim và phổi. Thứ hai, nếu bạn có thói quen kéo lê hai bàn chân trên mặt đất sẽ vừa khiến người khác cảm thấy khó chịu và đánh giá bạn là kẻ rề rà, lượm thuộm, đồng thời động tác đi này còn tổn thương cho các khớp, cơ và độ cong bình thường của chân.

Thứ ba, kiểu đi gấp gáp vội vã dễ khiến bạn mất kiểm soát tốc độ, có thể đâm sầm vào người khác hoặc gặp chướng ngại vật trên đường gây ra nguy hiểm. Thứ tư, khi đi nếu hai cánh tay buông thõng một cách thiếu tự nhiên và không đánh nhịp sẽ khiến bộ phận từ vai trở xuống dễ đau nhức, lâu ngày còn gây ra biến dạng cột sống.

Kim chỉ nam cho bạn: Tư thế đi kiểu ngẩng đầu, ưỡn ngực luôn được khuyến khích để duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể. Tuy chân mới là nơi hoạt động nhiều nhất nhưng 8 bộ phận khác bao gồm mắt, đầu, cằm, cổ, vai, lưng, ngực, hai cánh tay đều là vị trí then chốt mà bạn phải đảm bảo “đúng chuẩn” khi bước đi.

Bí quyết cực hay chăm sóc cơ thể từ đi, đứng, nằm mà 99% độc giả không biết

Mắt: Nhìn hướng về trước ở vị trí cách bước chân khoảng 3 – 6 mét; đầu hơi ngẩng cao và giữ cho cằm có xu hướng song song với mặt đất.

Cổ nên giữ thẳng và chuyển động hướng về trước một cách tự nhiên theo nhịp của cơ thể; vai giữ thăng bằng đồng nhất.

Lưng không nên khòm; ngực luôn phải ở tư thế hơi ưỡn ra mạnh mẽ.

Hai cánh tay thả lỏng tự nhiên và đong đưa theo nhịp đi với góc khoảng 30o – 45o so với cơ thể.

Tập thói quen đi chuẩn xác này vừa giúp bạn ít mất sức và thoải mái, vừa tạo cho người đối diện cảm giác đầy khí chất và khỏe khoắn từ bạn.

Đứng theo quán tính lười biếng rất tổn thương cho cơ thể

Trong mọi tình huống chúng ta đều có thể bắt gặp những người xung quanh đứng với rất nhiều tư thế, mà đa số chúng thường đem lại một cảm giác lười biếng, uể oải và thiếu sức sống, chẳng hạn đứng cong lưng gục đầu; đứnng tựa vào bảng quảng cáo bên đường với hai chân bắt chéo; hoặc đứng nghiêng trọng tâm về một bên cơ thể v.v…

Những thế đứng này tuy bạn tự cảm thấy thoải mái theo cảm giác của mình nhưng thực ra nó rất có hại cho sức khỏe. Một vấn đề đáng kinh ngạc và nghiêm trọng hơn chính là vị trí nội tạng bên trong cơ thể cũng có thể “thay đổi” theo tư thế đứng hằng ngày của bạn.

Đứng không khoa học sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất bình thường của toàn bộ hệ thống nội tạng, chưa kể nó làm biến tướng xương khớp và khiến cơ thể bị “xấu tướng”.

Bí quyết cực hay chăm sóc cơ thể từ đi, đứng, nằm mà 99% độc giả không biết

Kim chỉ nam cho bạn: Khi phải đứng lâu, bạn sẽ khó tránh mệt mỏi, vì vậy có thể nhắm mắt thư giãn, ngửa đầu lên và hít thở sâu để rèn luyện sức sống cho phổi, 10 ngón tay đan vào nhau và giương cao khỏi đầu kéo dãn gân cốt, hoặc dùng tay đặt vào hai bên hông và xoay nhẹ nhàng.

Ngoài ra, bạn nên tập tư thế đứng chuẩn xác sau đây để giảm bớt tổn hại cho sức khỏe. Lưng và eo nên giữ thẳng, cột sống cũng thẳng nhưng có thể có độ cong nhỏ sao cho cảm thấy thoải mái. Hai chân hơi mở ra rộng bằng tầm vai nhưng không cần đứng thẳng tưng mà chân vẫn có độ cong tự nhiên thích hợp; hai tay thả lỏng.

Ngồi không chỉ để thoải mái mà còn phải khỏe mạnh

Ngồi lâu đang là cách sinh hoạt vô cùng hại sức khỏe của những người hiện đại, them vào tư thế ngồi không chính xác càng khiến cơ thể bị tổn hại nghiêm trọng. Có 5 kiểu ngồi sai lệch thường gặp, đó là ngồi gù lưng và hai mắt dán chặt vào màn hình; ngồi xiêu vẹo sang một bên cơ thể; ngồi gục đầu vào hai tay kiểu “suy tư”; ngồi chéo hai chân và dùng đầu, vai kẹp điện thoại. Những tư thế này thường dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh cột sống, đốt sống cổ, đau lưng và vai, suy giãn tĩnh mạch, rối loạn thị giác v.v…

Bí quyết cực hay chăm sóc cơ thể từ đi, đứng, nằm mà 99% độc giả không biết

Kim chỉ nam cho bạn: Bạn nên tập nguyên tắc “1.2.3” để giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn khi phải ngồi lâu.

“1” là khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính nên duy trì khoảng 60mm.

“2” là chỉ hai “trợ thủ” đắc lực bao gồm chiếc đệm tựa lưng giúp cơ thể áp sát vào thành ghế ngồi và một quyển sách to hay chiếc hộp gỗ giúp “nâng cao” màn hình sao cho vừa tầm mắt.

“3” là chỉ ba góc vuông của cơ thể cần chú trọng nhất khi ngồi, đó là hai cẳng tay nên tạo một góc vuông ngay vị trí cùi chỏ; đùi và lưng cũng tạo thành góc vuông; và góc vuông thứ ba chính là giữa hai bắp chân với đùi ngay vị trí đầu gối.

Ngoài ra, khi ngồi lâu, bạn nên kết hợp liệu pháp “vỗ toàn thân” giúp thư giãn cả tinh thần lẫn thể chất. Dùng hai tay vỗ vừa phải men theo một đường thân từ bắp chân, đùi, mông, lưng, vai, đầu, mỗi vị trí vỗ khoảng 10 cái. Đồng thời, bạn cũng có thể tăng cường massage huyệt Thái Dương, huyệt Bách Hội, huyệt Phụng Trì mỗi nơi khoảng 1 phút giúp thông kinh mạch, giải tỏa căng thẳng.

Cứ mỗi khi ngồi 40 phút nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng, xoay hông và đầu cổ, uống nước và đi vệ sinh cũng không được lười mà bỏ qua.

Nằm như hình cánh cung là lựa chọn lý tưởng

Bí quyết cực hay chăm sóc cơ thể từ đi, đứng, nằm mà 99% độc giả không biết

Thói quen “nửa nằm nửa ngồi” khi xem tivi; nằm co tròn trên ghế sô pha; nằm gác hai chân lên cao trong khi hai tay khoanh trước ngực; nằm sấp v.v… đều không phải là tư thế nằm có lợi cho sức khỏe. Nó có thể dẫn đến tình trạng hô hấp không thông, tăng gánh nặng và áp lực cho các cơ và nội tạng bên trong, thậm chí ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ của bạn.

Kim chỉ nam cho bạn: Nằm nghiêng bên phải là lựa chọn lý tưởng nhất, đặc biệt là với người lớn tuổi.

Nằm với tư thế cơ thể giống như hình cánh cung, hai chân co lại tự nhiên. Hít thở nhẹ nhàng, loại bỏ những tạp niệm trong đầu. Tư thế nằm này vừa giúp tránh tạo áp lực cho tim, giúp các cơ được thả lỏng, giải tỏa cảm giác mệt mỏi và cho giấc ngủ sâu hơn.

Thiện Duyên –Nguồn: aboluowang, huanqiu

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook