Bệnh trĩ: Các câu hỏi thường gặp
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch sưng to, hình thành bên trong, bên ngoài hậu môn, trực tràng. Nhưng đây không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, nối thông động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên vùng tầng sinh môn như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn.
Các búi trĩ có thể gây đau đớn, khó chịu, gây chảy máu khi đi ngoài.
Bệnh trĩ phổ biến như thế nào?
Ước tính ở Mỹ cứ 20 ngườithì có 1 người mắc bệnh trĩ có triệu chứng. Chúng ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc, sắc tộc. Phổ biến ở người già, bệnh ảnh hưởng đến hơn một nửa số người trên 50 tuổi.
Ai có nguy cơ mắc bệnh trĩ?
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ có triệu chứng, ngay cả thanh thiếu niên. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh là:
Thừa cân hoặc béo phì.
Đang mang thai
Ăn một chế độ ăn ít chất xơ.
Bị táo bón mạn tính hoặc tiêu chảy.
Thường xuyên nâng khối lượng nặng.
Ngồi nhiều
Ngồi lâu khi đi cầu
Căng thẳng khi đi ngoài.
Người cao tuổi
Bệnh trĩ được chia thành bao nhiêu loại
Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids).
Trĩ ngoại:
Các tĩnh mạch sưng phồng hình thành bên dưới da xung quanh hậu môn, phía dưới đường lược hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng. Hậu môn là ống dẫn phân đi ra ngoài. Trĩ ngoại có thể gây ngứa, đau, thỉnh thoảng bị chảy máu, hoặc có cục máu đông nghẽn bên trong (trĩ có tắc mạch)
Trĩ nội:
Các tĩnh mạch sưng phồng hình thành bên trong trực tràng. Trực tràng là một phần của hệ thống tiêu hóa kết nối đại tràng (ruột già) với hậu môn. Trĩ nội có thể chảy máu, nhưng chúng thường không đau.
Bệnh trĩ được chia thành bao nhiêu độ?
Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.
Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Hiện tượng sa búi trĩ là gì?
Cả trĩ nội và ngoại đều có thể sa ra ngoài, nghĩa là chúng căng ra và phồng ra bên ngoài hậu môn. Các búi trĩ này có thể chảy máu hoặc gây đau. Bệnh trĩ sa có thể gây đau đớn, khó chịu. Có thể sờ thấy chúng phồng lên bên ngoài hậu môn, có thể nhẹ nhàng đẩy chúng trở lại bên trong.
Sự khác biệt giữa bệnh trĩ và rò hậu môn là gì?
Bệnh trĩ và nứt hậu môn gây ra các triệu chứng tương tự nhau, chẳng hạn như ngứa, đau, chảy máu.
Các tĩnh mạch bị sưng lên gây ra bệnh trĩ, rách niêm mạc hậu môn gây ra nứt kẽ hậu môn. Những viêm nhiễm vùng tầng sinh môn gây apxe quanh hậu môn, rò hậu môn
Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ?
Các áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng, gây ra bệnh trĩ.
Bất kỳ loại căng thẳng nào làm tăng áp lực lên bụng hoặc các chi dưới có thể khiến các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng bị sưng, viêm.
Bệnh trĩ có nguy cơ phát triển do:
– Táo bón và tiêu chảy:
Những tình trạng này đều gây áp lực cho khu vực trực tràng, hoặc do rặn quá mạnh trong trường hợp táo bón hoặc do đi đại tiện nhiều lần khi bị tiêu chảy. Tiêu chảy và táo bón thông thường chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là có thể điều trị được, trường hợp có liên quan đến các bệnh lý khác như hội chứng ruột kích thích (IBS) và viêm ruột (IBD) cần gặp bác sĩ chuyên khoa.
– Mang thai và sinh nở:
Nhiều phụ nữ mắc bệnh trĩ khi mang thai, do thai nhi khi phát triển có thể gây ra các áp lực lên các tĩnh mạch. Ngoài ra, việc căng thẳng trong quá trình sinh nở cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ. thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
– Béo phì:
Những người béo phì có nguy cơ cao mắc cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại vì tăng áp lực xung quanh trực tràng và do béo phì có thể liên quan đến chế độ ăn uống kém và lối sống ít vận động.
– Tăng áp lực ổ bụng: Những người bệnh bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
– Ngồi lâu:
– Lối sống tĩnh tại: người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại có thể gây căng thẳng quá mức cho vùng trực tràng. Chính vì thế hoạt động thường xuyên là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa bệnh trĩ và các vấn đề sức khỏe hậu môn trực tràng khác.
– Tuổi tác:
Gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.
– Khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: như ung thư trực tràng, u vùng tiểu khung,
Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì?
Trĩ nội hiếm khi gây đau (và thường không thể cảm thấy) trừ khi chúng bị sa ra ngoài. Nhiều người mắc bệnh trĩ nội không biết mình mắc bệnh vì chúng không có triệu chứng. Nếu thấy máu trên giấy vệ sinh, trong phân hoặc bồn cầu rất có thể là đang mắc bệnh trĩ nội bởi đây là những biểu hiện của tình trạng chảy máu hậu môn.
Các dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ ngoại là gì?
– Ngứa hậu môn.
– Các cục cứng gần hậu môn có cảm giác đau hoặc mềm.
– Đau hoặc nhức ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi.
– Chảy máu trực tràng.
Những điều kiện nào khác gây ra các triệu chứng trĩ?
Các rối loạn tiêu hóa khác nhau có thể gây chảy máu trực tràng,
Các triệu chứng bệnh khác tương tự như bệnh trĩ. Một số bệnh có thể đe dọa tính mạng. Các bệnh đường ruột có thể gây chảy máu bao gồm:
• Ung thư đại tràng.
• Bệnh Crohn.
• Viêm loét đại trực tràng.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh trĩ?
Bác sĩ chẩn đoán bệnh trĩ dựa trên các triệu chứng và thăm khám.
• Khám trực tràng: Bác sĩ của bạn đưa ngón tay đeo găng tay vào trực tràng để sờ các tĩnh mạch bị sưng.
• Nội soi: Bác sĩ sử dụng một ống soi để xem niêm mạc của hậu môn, trực tràng, đánh giá mức độ trĩ.
• Nội soi đại tràng: Bác sĩ sử dụng ống soi đại tràng để kiểm tra toàn bộ đại tràng và trực tràng.
• Các loại thủ thuật bao gồm soi ống mềm nội soi đại tràng sigma.
PHÒNG NGỪA
Phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách nào?
Bệnh trĩ thường gặp có tuổi. Các bước này có thể giúp ngăn ngừa phân cứng và táo bón có thể dẫn đến bệnh trĩ:
• Không ngồi quá lâu hoặc rặn quá mạnh khi ngồi bồn cầu.
• Không trì hoãn việc đi ngoài
• Uống nhiều nước trong ngày.
• Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (trái cây tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt) hoặc uống thuốc bổ sung. Nói chung, phụ nữ nên tiêu thụ 25 gam chất xơ mỗi ngày, trong khi nam giới nên bổ sung 35 gam chất xơ.
Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
• Duy trì hoạt động thể chất. Thường xuyên di chuyển giúp tăng nhu động ruột.
– Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản…
– Uống thuốc nhuận tràng hoặc chỉ sử dụng thuốc xổ theo chỉ định của bác sĩ. Quá nhiều thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ có thể khiến cơ thể khó điều chỉnh dễ gây xuất hiện trĩ biến chứng.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ 5 sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh trĩ
+ Bệnh trĩ: chẩn đoán trĩ nội, trĩ ngoại, phân độ, thuốc điều trị, chăm sóc bệnh trĩ
Chưa có bình luận.