Thứ Bảy, 22/09/2018 | 09:49

Bệnh Scorbut  hay còn gọi là Scurvy là tên của tình trạng thiếu hụt vitaminC. Nó có thể gây ra thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi, chảy máu tự phát, đau ở các chi đặc biệt đau ở chân, sưng phù một số bộ phận của cơ thể, đôi khi gây viêm loét lợi và rụng răng.

Bệnh Scorbut hay còn gọi là Scurvy gắn liền với lịch sử thế giới vì tỷ lệ cung cấp vitamin C không đầy đủ trong những chiến dịch quân sự và trong các cuộc hành trình trên biển dài ngày. Đã có những giai đoạn lịch sử mà bệnh scurvy lan tràn rộng khắp như một bệnh dịch.

Một số nhà thám hiểm, như Jacques Cartier năm 1856, đã nhận thấy rằng ăn một số loại thức ăn nào đó có thể làm giảm được tình trạng bệnh. Ông đã cùng thủy thủ đoàn ăn loại cây lá kim vân sam; một số thủy thủ đoàn khác ăn cam, chanh, chanh lá cam. Năm 1742, Jame Lind, một bác sĩ người Anh, đã viết một bài thảo luận chính thức đầu tiên về khả năng gây bệnh scurvy do thiếu hụt dinh dưỡng.

Vitamin C được định nghĩa là “yếu tố chống scorbus”, được Albert Szent-Gyorgyi phân lập năm 1928. Gần 70 năm sau, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra nhiều lợi ích của vitamin C trên sức khỏe. Hiện nay việc thiếu vitamin C là khá hiếm.

Các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ thiếu vitamin C của bệnh nhân. Các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, đau ở các khớp và cơ bắp, chảy máu xung quanh nang lông, răng lung lay, chảy máu nướu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng, đốm xuất huyết, tụ máu dưới màng xương, lồi mắt, dễ bị bầm tím trên da, da khô, da nâu hoặc cảm giác tê liệt.

Ở trẻ em, chế độ ăn không hợp lý rất dễ thiếu vitamin C gây bệnh Scorbut với triệu chứng chảy máu dưới màng xương, nhất là chi dưới; dễ chảy máu dưới da; vết thương lâu lành. Để chữa bệnh này có thể sử dụng vitamin C, liều lượng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Chẩn đoán bệnh Scorbut 

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu và kiểm tra hình ảnh có thể được thực hiện, tùy theo triệu chứng.

Điều trị bệnh Scorbut 

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)

Chụp X-quang

Sinh thiết da.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Scorbut?

Mặc dù bệnh Scorbut hiếm gặp, bạn có thể có nguy cơ bị bênh này nếu:

Ăn rất ít – có thể bạn cảm thấy rất mệt mỏi, không muốn ăn do đang trị liệu (ví dụ như hóa trị) hoặc do rối loạn ăn uống như chán ăn

Bạn có chế độ ăn bất thường hoặc hạn chế – với rất ít hoặc không có vitamin C

Chế độ ăn uống nghèo nàn trong lúc đang mang thai hoặc cho con bú – cơ thể bạn cần nhiều vitamin C tại những thời điểm này

Chế độ ăn uống nghèo nàn kèm theo hút thuốc lá. Thuốc lá làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể

Các nhóm đối tượng khác có thể có nhiều nguy cơ bị bệnh Scorbut bao gồm:

Những người có tình trạng tiêu hóa nghiêm trọng như bệnh Crohn hoặc viêm loét ruột kết

Trẻ em và trẻ nhỏ không được bổ sung đầy đủ vitamin theo khuyến cáo – hãy tìm hiểu những vitamin cần thiết cho trẻ

Người rất già không có khả năng nấu ăn hoặc duy trì một chế độ ăn uống khỏe mạnh

Nghiện ma túy hoặc rượu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Scorbut?

Bạn có thể uống hay tiêm vitamin C để điều trị bệnh.

Liều khuyên dùng:

1-2g mỗi ngày từ 2 đến 3 ngày

500mg trong 7 ngày tiếp theo

100mg trong vòng 1 đến 3 tháng

Trong vòng 24 giờ, các triệu chứng như mệt mỏi, thờ ơ, đau, chán ăn và nhầm lẫn có thể được cải thiện ngay. Bầm tím, chảy máu và cơ thể yếu có thể hết trong vòng 1-2 tuần.

Sau 3 tháng, bệnh có thể hồi phục hoàn toàn. Bệnh thường không có ảnh hưởng lâu dài, ngoại trừ các trường hợp gây tổn thương răng nghiêm trọng.

Bạn nên gặp bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

Cảm thấy rất yếu và mệt mỏi mọi lúc

Dễ cáu kỉnh và buồn rầu suốt ngày

Đau khớp hoặc đau chân  nghiêm trọng

Sưng, chảy máu lợi – bị rụng răng

Xuất hiện các đốm đỏ hoặc xanh trên da, thường ở cẳng chân

Dễ bị bầm tím trên da.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook