Thứ Bảy, 15/09/2018 | 18:44

Bệnh nhân tăng huyết áp cần được theo dõi những gì?

Tăng huyết áp trên thực tế chủ yếu là tăng huyết áp tiên phát mà nguyên nhân của nó chưa được rõ. Lại liên quan đến nhiều nguồn gốc sinh bệnh lại có nhiều.

Tuy nhiên có những biện pháp chung cho cả một quần thể là cần thiết cho việc phòng và quản lý tăng huyết áp.

Dự phòng tăng huyết áp liên quan đến nhiều vấn đề thuộc về phong tục, tập quán, thói quen của từng cộng đồng, như vấn đề ăn giảm muối, hút thuốc lá, điều kiện sống và chế độ làm việc ở Châu Âu có vấn đề béo bệu v.v…Những yếu tố ngoại sinh chính này có khả năng dẫn đến phát sinh tăng huyết áp ở những cá thể có nguồn gốc tăng huyết áp tiềm an.

Dự phòng tăng huyết áp còn là một vấn đề khó.

Cần chẩn đoán sớm bệnh nhân tăng huyết áp bằng khám sức khoẻ định kỳ.

Sau khi phát hiện bệnh nhân có tăng huyết áp nên tiến hành các bước sau.

– Giải thích cho bệnh nhân hiểu về bệnh tật của mình.

– Nên áp dụng các biện pháp chung, không dùng thuốc nhằm hạn chế sự phát triển của tăng huyết áp, các biện pháp này phải rất thực tế để bệnh nhân có thể áp dụng được.

+ Luôn giữ ấm thân thể bệnh nhân vào mùa lạnh

+ Tránh các nguyên tố kích thích cho bệnh nhân

+ Vệ sinh răng mồm và da hàng ngày để tránh các ổ nhiễm khuẩn

+ Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối dưới 5g muối, hạn chế mỡ, các chất béo động vật, kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc.

+ Duy trì đủ chế độ kali qua chế độ ăn

+ Duy trì calci và magnesi cần thiết.

– Định kỳ kiểm tra huyết áp. Nếu như bệnh nhân có được một thầy thuốc riêng của mình là tốt nhất hoặc tập hợp được một nhóm bệnh nhân có cùng hoàn cảnh, cùng gặp gỡ với thầy thuốc, cùng bàn bạc các vấn đề liên quan đến bệnh tật sẽ tạo ra được bầu không khí tốt cho việc theo dõi và điều trị.

– Khi bệnh nhân bắt đầu dùng thuốc, cần có sự theo dõi. Điều trị tăng huyết áp chủ yếu dựa vào mức tăng huyết áp chứ không phải dựa vào giai đoạn bệnh. Bệnh nhân có tăng huyết áp cần được theo dõi và điều trị liên tục suốt đời. Liên tục không có nghĩa là lúc nào cũng uống thuốc. Việc theo dõi điều trị liên tục trong thực tế đã làm giảm nhiều mức độ tiến triển của bệnh, giảm hẳn các biến chứng về não, tim và thận (Giáo sù Phạm Tử Dương).

Hiện tại còn một thực tế: bệnh nhân đi khám ở nhiều cơ sở y tế hoặc thầy thuốc khác nhau và nhận được nhiều đơn thuốc không giống nhau, làm cho việc theo dõi tác dụng của từng thuốc đối với bệnh nhân rất khó khăn.

Việc lập sổ theo dõi còn giúp cho bệnh nhân được điều trị một cách nhất quán, liên tục và phát hiện được thời gian bệnh nhân bỏ không uống thuốc.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook