Thứ Bảy, 19/09/2015 | 12:03

Một căn bệnh viêm đường hô hấp được phát hiện từ vùng Trung Đông đang khiến nhiều quốc gia lo ngại vì nó đã lây lan sang hơn 10 quốc gia khác nhau. Căn bệnh này đang được so sánh với bệnh SARS đã từng cướp đi sinh mạng của trên 800 người năm 2003.

Hơn 100 người đã chết vì nhiễm virus corona

MERS-CoV thuộc chủng corona (dạng vành), bao gồm các loại virus có khả năng gây cảm lạnh và viêm phổi tương tự virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát năm 2003.

Cũng giống như SARS, hội chứng MERS gây viêm phổi và người nhiễm virus này sẽ có các triệu chứng như sốt cao, ho và khó thở.

Tuy nhiên, không giống như SARS, virus MERS-CoV có thể gây suy thận cấp, một triệu chứng hiếm gặp đối với các loại virus khác gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Từ khi bệnh MERS khởi phát vào tháng 9/2012, đến nay đã có 401 ca nhiễm. Mỹ là quốc gia thứ 12 có ca nhiễm, hầu hết ca nhiễm ở Saudi Arabia tính đến ngày 30/4, có 361 ca nhiễm và 107 ca tử vong.

Các ca còn lại ở Pháp, Anh, Ý, Ai Cập, Tunisia. MERS là bệnh tương cận với hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) nhưng gây tử vong cao hơn và ít lây nhiễm hơn.

Nước Mỹ cũng vừa xác nhận người Mỹ đầu tiên mắc bệnh viêm đường hô hấp MERS-CoV (coronavirus) là một người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nhân viên y tế này đến Riyadh (Saudi Arabia) khoảng một tuần trước để làm việc.

Bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt. Hiện Bộ An ninh nội địa Mỹ đã làm việc với những người từng tiếp xúc với bệnh nhân trong chuyến hành trình trở về Mỹ.

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa MERS-CoV, chưa có vaccine chống lại loại virus này. CDC cho biết việc lây lan trên diện rộng trong cộng đồng là rất hiếm, nhưng virus MERS đã gây ra một số trường hợp lây lan trong gia đình và trong môi trường bệnh viện.

Tại Trung Đông, Saudi Arabia được xem là trung tâm của một đợt bùng phát dịch MERS bắt đầu cách đây hai năm.

Bệnh lạ nguy hiểm từ Trung Đông đang lan rộng sang nhiều nước 2

Căn bệnh viêm đường hô hấp được phát hiện từ vùng Trung Đông đang khiến nhiều quốc gia lo ngại vì nó đã lây lan sang hơn 10 quốc gia khác nhau. Ảnh tư liệu

Ngành Y yêu cầu các đơn vị trong cả nước cảnh giác cao với bệnh MERS-CoV

Tổ chức Y tế Thế giới vừa có báo cáo đánh giá cho thấy 75% ca bệnh gần đây là lây nhiễm thứ phát do có sự lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc.

Phần lớn các ca lây nhiễm là nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân MERS – CoV trong quá trình điều trị. Trong đó có nhiều ca không có triệu chứng.

Tổ chức Y tế Thế giới nhận định trong thời gian tới có thể sẽ còn có những ca bệnh kể trên xuất hiện tại các nước do quá trình đi lại, du lịch… của cư dân.

Hiện Malaysia và Philippines đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do trở về từ Trung Đông. Các trường hợp mắc bệnh và tử vong đã xuất hiện tại nhiều nước ở Trung Đông, châu Âu (Anh, Pháp, Hy Lạp) và Bắc Phi (Tunisia).

Trước tình hình phức tạp trên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn gửi tất cả các tỉnh, thành trong cả nước về việc tăng cường công tác phòng bệnh MERS.

Cục đề nghị các đơn vị cần giám sát chặt chẽ việc nhập cảnh đặc biệt là khách du lịch trở về từ Trung Đông cũng như những vùng có dịch. Bố trí các máy đo thân nhiệt từ xa để phát hiện các trường hợp sốt, viêm đường hô hấp không rõ nguyên nhân để tiến hành khám và cách ly.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị các đơn vị y tế theo dõi chặt chẽ các trường hợp viêm đường hô hấp không rõ nguyên nhân và có tiền sử đi du lịch hoặc trở về từ các nước đang có dịch bệnh trong vòng 14 ngày.

Cục cũng đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy trình chống nhiễm khuẩn trong ngành Y để ngăn chặn lây lan các dịch bệnh.

Trong trường hợp phát hiện bệnh nhân nghi ngờ mắc MERS – CoV có thể phối hợp và chuyển bệnh nhân lên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook