Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:49

Nhiễm kỹ sinh trùng giun lươn gây bệnh toàn thân, chẩn đoán khó do bệnh thường kín đáo, dễ tái phát, triệu chứng pha trộn, rối loạn tiêu hóa, dị ứng

Đặc điểm giun lươn (Strongyloides stercoralis)

Giun lươn có phân bố rộng nhưng tỉ lệ nhiễm không cao. Nếu cường độ nhiễm đáng kể, giun lươn có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Giun lươn cái trưởng thành ký sinh, dài khoảng 2mm, chiều ngang khoảng 34 micromet.

Giun lươn đực sống ký sinh, có kích thước nhỏ, chiều dài là 0,7mm, chiều ngang 0,35 micromet.

Trứng giun lươn có chiều dài từ 50 – 58 micromet, chiều ngang từ 30 – 34 mỉcromet.

Ấu trùng giun lươn phát triển nhanh chóng ở trong trứng, rồi ra khỏi trứng và thường theo phân vì ấu trùng nở ngay trong ruột. Chỉ với những trường hợp tiêu chảy, phân lưu thông quá nhanh mới gặp trứng giun lươn trong phân. Chu kỳ giun lươn gồm giai đoạn ký sinh và giai đoạn tự do Giun lươn ký sinh trong niêm mạc ruột, sau khi giao hợp sẽ sinh sản trứng. Ấu trùng nhanh chóng phá vỏ trứng trở thành tự do và sau khi thay đổi từ ấu trùng với thực quản ụ phình, thành ấu trung với thực quản hình ống là có khả năng lây nhiễm.

ở giai đoạn tự do của chu kỳ, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành đực và cái, ăn vi khuẩn và các chất hữu cơ trong đất, giao hợp đẻ trứng tạo thế hệ mới.

Những ấu trùng gây nhiễm xâm nhập vào cơ thể theo kiểu của ấu trùng giun móc. Sau khi chui qua da vào cơ thể, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, lên khí quản, tới hầu chuyển sang thực quản xuống ruột để trở thành giun ký sinh trưởng thành. Khác với chu kỳ giun móc, giun lươn có thế hệ tự do ở ngoại cảnh và giun lươn đực chỉ có tuổi thọ rất ngắn. Trong một số điều kiện bệnh nhân kém được chăm sóc, ấu trùng giun lươn khu trú lại quanh hậu môn chuyển dạng rồi gây tái nhiễm ngay cho bệnh nhân. Khi ở ruột, giun thường ở niêm mạc ruột non nhưng cũng có nhữhg trường hợp giun bất thường ký sinh ở thực quản, ở phổi, ở hạch bạch huyết, ở gan. Còn có những trường hợp giun ở trong cơ tim.

Giun lươn có thể nhiễm cho người hoăc súc vật ở mọi lứa tuổi.

Tuổi thọ của giun lươn có thể rất ngắn nhưng do tái nhiễm nhất là người bệnh có thể tự tái nhiễm nên bệnh kéo rất dài.

Do nhưng tính chất sinh thái giống giun móc nên giun lươn khuếch tán ở ngoại cảnh theo những điều kiện phát tán của phân. Những chỗ có phân người có thể gặp ấu trùng giun lươn hoặc giun lươn trưởng thành sống tự do.

Cho đến nay, tính chất gây bệnh của giun lươn khó xác định vì giun lươn dễ phối hợp với nhữg loại ký sinh trùng đường ruột để gây nên những triệu chứng lâm sàng có tính chất pha trộn một số trường hợp nhiễm giun nhưng không có triệu chứng lâm sàng, thường có những biểu hiện viêm gạn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn về máu.

Khi ấu trùng giun lươn chui qua da, có thể có những hiện tượng viêm ngứa kiểu dị ứng. Nếu sô lượng ấu trùng xâm nhập nhiều thì triệu chứng mới xuất hiện rõ về rối loạn của ruột, bệnh nhân dễ bị tiêu chảy, mỗi ngày ỉa 5 – 7 lẩn, phân lỏng như nước hoàn toàn, không giống như phân lỵ. Ruột có thể bi viêm và dễ viêm tá tràng.

Bệnh nhân thường bị thiếu máu nhẹ, bạch cầu toan tính tăng rõ.

Về thần kinh, bệnh nhân dễ bị kích thích, suy nhược thần kinh. Giun lươn lạc chỗ có thể gây những triệu chứng viêm phổi bất thường, giun lươn có thể gây dị ứng nghiêm. Một số bệnh nhân cơ địa dị ứng co thể bị hen khi nhiễm giun lươn.

Những diễn biến lâm sàng nói trên thường nhẹ và kéo dài, đôi khi tự mất rồi lại có những giai đoạn xuất hiện trở lại

Chẩn đoán nhiễm giun lươn

Do triệu chứng lâm sàng không rõ rệt nên đứng trước một bệnh nhân tiêu chảy kéo dài và không rõ nguyên nhân, bạch cầu toan tính tăng cao, cần nghĩ đến bệnh giun lươn.

Chẩn đoán khẳng định phải dựa vào xét nghiện phân tìm ấu trùng giun. Nếu thấy ấu trùng phải phân biệt với ấu trùng giun móc: ấu trùng giun lươn xuất hiện ngay sau khi phân mới bài xuất, ấu trùng giun móc xuất hiện muộn. Còn có thể tìm ấu trùng giun lươn bằng phương pháp hút dịch tá tràng để xét nghiệm.

Điều trị nhiễm giun lươn:

Mebendazol: viên 100 mg; dung dịch uống 20mg/ml.

Liều dùng: trẻ em và người lớn liều dùng như nhau. Chỉ uống 1 viên (hoặc 5 ml) một lần duy nhất. Nên sau 2 tuần uống 1 lần nữa.

Không dùng thuốc cho người có thai và trẻ em dưới 24 tháng.

Albendazol: viên nén 200 mg; dung dịch treo 100mg/5 ml.

Liều dùng: người lớn và trẻ em từ 24 tháng trở lên uống liều duy nhất 400 mg.

Không dùng thuốc cho người có thai và trẻ em dươỉ 24 tháng

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook