Chủ Nhật, 06/09/2015 | 12:35

Chẩn đoán bệnh Crohn

Chẩn đoán xác định: việc chẩn đoán xác định đôi khi phải dựa vào chẩn đoán loại trừ vì nhiều khi không phân định được. Đa số các trường hợp chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi. Mô bệnh học rất có giá trị nhưng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay thì kinh nghiệm chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn.

Chẩn đoán phân biệt

Ung thư đại tràng: loại trừ bằng nội soi đại tràng và xét nghiệm mô bệnh học

Viêm đại tràng do vi khuẩn: biển hiện lâm sảng đột ngột, đi ngoài ra máu, kém theo có hội chứng lỵ cấp, với triệu chứng đau bụng là chủ yếu. Một số trường hợp nặng cũng có thể giống như phình giãn đại tràng nhiễm độc. Chẩn đoán phân biệt bằng cấy phân, soi tìm ký sinh trùng, ELISA tìm amip. Sinh thiết trực tràng trong viêm đại tràng do vi khuẩn thường thấy xâm nhâp nhiều bạch cầu đa nhân trung tính ở niêm mạc, mô đệm và các khe tuyến vẫn giữ được cấu trúc bình thường.

+ Đối với lỵ trực khuẩn: triệu chứng lâm sàng rầm rộ, cấp tính, sốt, cấy phân có thể mọc Shigella.

+ Lỵ amip khi soi phân thấy amip thể ăn hồng cầu, ELISA amip dương tính với hiệu giá kháng thể 1/100. Mô bệnh học thấy tinh thể Charcot Leyden với hình ảnh tổn thương viêm cấp tính.

+ Viêm đại tràng giả màng do độc tố Clostridium dificile: trên hình ảnh nội soi đại tràng thường chỉ có tổn thương ở đại tràng sigma và rất đặc trưng vởi các mảng màu vàng nhạt, bám rất chặt vào bề mặt niêm mạc đại tràng. Mô bệnh học cho thấy hình ảnh viêm cấp, loét có giả mạc fibrin và chất hoại tử. Bệnh nhân thường có tiền sử dùng thuốc kháng sinh trước đó (trừ metronidazol và quinolon) hoặc nhiễm trùng bệnh viện.

Điều trị kháng sinh đặc hiệu, tổn thương mất đi nhanh chóng

Viêm đại tràng thiếu máu: khởi phát có thể đột ngột

– Thường gặp ở người lớn tuổi

– Tiền sử hút thuốc lá, đái tháo đường

– Có nguy cơ bệnh lý mạch máu kèm theo

– Thường đau bụng nhiều ngày.

Hội chứng ruột kích thích: dựa vào tiêu chuẩn đoán Rome II và khi làm nội soi đại tràng không phát hiện thấy tổn thương.

Bệnhlao ruột

Vị trí tổn thương thường ở phần cuối hồi tràng, manh tràng cũng có thể gặp ở khắp đại tràng. Trên hình ảnh nội soi có thể gặp các ổ loét lớn đa dạng về hình thái, có thể gây hẹp đại tràng, cũng có thể gây dò. Viêm u hạt trong lao rất khó phân biệt với Crohn, khi đó cần phối hợp nhiều phương pháp để chẩn đoán như: Cấy phân tìm vi khuẩn lao và nhuộm tìm vi khuẩn kháng cồn toan. PCR lao với mảnh sinh thiết, làm xét nghiệm MGIT.

Điển hình nhất có thể thấy hình ảnh nang lao điển hình với tổn thương: chất hoại tử bã đậu, tế bào bán liên. Với những bệnh nhân nghi ngờ lao có thể tiến hành nội soi và sinh thiết nhiều lần, tìm bằng chứng lao ở các cơ quan khác như phổi. Khi đã làm hết các phương pháp trong điều kiện có thể mà không phân biệt được giữa lao và Crohn thì có thể điều trị như lao sau đó nội soi kiểm tra lại để đánh giá đáp ứng điều trị, thường do lao thì tổn thương nhỏ dần, triệu chứng lâm sàng cải thiện.

Loét dạ dày tá tràng: thường thấy những bệnh nhân này đáp ứng kém với thuốc ức chế bào tiết dịch vị và không tìm thấy bằng chứng của H.pylori và khi sinh thiết thấy tổn thương dạng u hạt. Cần tìm thêm những bằng chứng của tổn thương phối hợp như ở đại tràng và ngoài ống tiêu hóa.

Tổn thương ống tiêu hóa do giun lươn: tổn thương có thể gặp toàn bộ ống tiêu hóa. Các tổn thương là những loét nhỏ được bao phủ lớp giả mạc trắng đục, bơm rửa sẽ lộ ra những tổn thương li ti. Bệnh nhân thường rối loạn tiêu hóa, rối loạn điện giải, nôn, buồn nôn, suy kết, có thể có tổn thương ngoài da dạng ban đỏ. Khi bệnh nhân đến muộn có thể nôn ra dịch màu vàng, mùi thối. Sinh thiết tá tràng thấy hình ảnh ấu trùng giun trong ở lớp dưới niêm mạc.

U ống tiêu hóa: thường gây bệnh cảnh đau bụng, bán tắc ruột. Chụp MSCT ruột non có thể phát hiện ra nhiều khối u ống tiêu hóa. Không có hình ảnh hình ống nước do thành ruột dày lên. Nội soi ruột non sinh thết có thể giúp chẩn đoán phân biệt.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu: đặc biệt khó phân biệt với thể Crohn đại tràng.

Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu tổn thương chủ yếu ở trực tràng và đại tràng sigma, phân thường có máu và thường có hội chứng lỵ kèm theo.

Tổn thương đại tràng trên hình ảnh nội soi thường nông, không tổn thương đến lớp dưới niêm mạc, đặc biệt lớp cơ. Chỉ tổn thương ở đại tràng, tổn thương liên tục không cách đoạn, không có biến chứng dò hay áp xe. Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu  không bao giờ gây hẹp.

Tổn thương quanh ống hậu môn hiếm gặp trong viêm loét đại trực tràng chảy máu. Phân biệt trên hình ảnh mô bệnh học

Đặc điểm

Lâm sàng

VLĐTT chảy máu

Crohn

Sốt Hay gặp Thường gặp
Đau bụng Ít gặp hơn Thường gặp
ỉa lỏng Rất hay gặp Hay gặp
Phân máu Rất hay gặp Hay gặp
Sút cân Hay gặp Thường gặp
Suy dinh dưỡng Hay gặp Thường gặp
Khối ổ bụng Hay gặp
Bệnh quanh hậu môn Thường gặp
Chậm phát triển ở TE Ít gặp Thường gặp
Vị trí tổn thương    
Miệng họng Hiếm Thỉnh thoảng
Đại tràng Chỉ ở đại tràng 2/3 trường hợp
Hồi tràng 2/3 trường hợp
Hỗng tràng Hiếm khi
Dạ dày – HTT Hiếm khi
Thực quản Hiếm khi
Ống hậu môn không Hay gặp
Biến chứng    
Hẹp Chưa được biết Thường gặp
Hay gặp hơn
Phình giãn ĐT nhiễm độc Thỉnh thoảng
Thủng ruột Chưa được biết Ít gặp
Ung thư Thường gặp Hay gặp
Hình ảnh nội soi
Dễ vụ, bở Rất hay gặp Hay gặp
Loét áptơ và chạy dài Không có Thường gặp
Hình ảnh đá cuội Không có Thường gặp
Giả polyp Thường gặp Hay gặp
Tổn thương trực tràng Rất hay gặp Hay gặp
Đặc điểm XQ
Phân bố tổn thương Liên tục Không liên tục, từng đoạn
Loét Nông, bề mặt Sâu, TT đến lớp cơ
Thường gặp
Hồi tràng Viêm hồi tràng xoáy ngược Hẹp, từng đoạn nhỏ
Tắc nghẽn hay dò Hiếm gặp Thường gặp
Tự kháng thể
pANCA 70% Ít gặp
ASCA Ít gặp >50%

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook