Biến chứng bệnh Crohn
Biến chứng: bệnh Crohn có thể gây ra các biến chứng toàn thân, tại chỗ như áp xe, lỗ rò, chít hẹp ống tiêu hóa như đã mô tả ở trên. Ngoài ra, thủng, giãn phình đại tràng nhiễm độc và ung thư ruột có thể gặp.
Một số biến chứng toàn thân:
No | Nhóm biến chứng | Biểu hiện |
1 |
Dinh dưỡng và chuyển hóa |
Sụt cân, giảm khối lượng có, chậm phát triển |
Thiếu hụt điện giải và các yếu tố vi lượng | ||
Giảm albumin máu | ||
Thiếu máu: do mất hoặc thiếu nguyên liệu | ||
Hội chứng kém hấp thu, sỏi thận, sỏi mật | ||
2 | Cơ xương khớp | Đau khớp ngoại vi, viêm khớp |
Viêm cột sống dính khớp, viêm cơ u hạt | ||
3 |
Bệnh gan mật |
Gan nhiễm mỡ |
Sỏi mật quản: thiếu hụt muối mật… | ||
Viêm quanh mật quản, viêm xơ đường mật | ||
Ung thư đường mật | ||
4 |
Da và niêm mạc |
Ban đỏ nút |
Viêm da mủ hoại tử | ||
Viêm loét miệng họng dạng áp tơ | ||
Viêm niêm mạc miệng, lợi, âm đạo | ||
5 | Mắt | Viêm mống mắt, viêm màng mạch nho .. |
6 | Huyết khối | Huyết khối tĩnh mạch do tình trạng tăng đông |
Thủng ruột: biểu hiện gồm đau bụng đột ngột, đau lan ra khắp bụng, nhanh chóng rơi vào tình trạng viêm phúc mạc. Gõ mất vùng đục trước gan. Chụp bụng không chuẩn bị có khí tự do trong ổ bụng, liềm hơi dưới có hoành khi chụp bụng không chuẩn bị tư thế đứng. Xử trí ngoại khoa ngay tức thì.
Giãn phình đại tràng nhiễm độc: thường gặp trong viêm loét đại trực tràng chảy máu hơn trong bệnh Crohn. Đây là biến chứng phản ánh tình trạng nặng của bệnh. Có thể là hậu quả của các ổ loét lớn, sâu, rộng có kèm theo tổn thương thần kinh – cơ dẫn đến hiện tượng giãn phình đại tràng. Cũng có thể là hậu quả của việc sử dụng một cách thiếu thận trọng các thuốc làm giảm vận động hệ thống thần kinh tự động của ruột như: codein, diphenoxylat, loperamid, cồn long não, thuốc phiên, thuốc kháng tiết cholin để điều trị tiêu chảy nhiều lần có thể thúc đẩy biến chứng này. Cũng tương tự như vậy, thuốc tẩy và thụt Baryt cũng như giảm kali huyết thêm vào có thể là những yếu tố góp phần xuất hiện biến chứng này. Biểu hiện lâm sàng là triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc. Cần nghĩ tới biến chứng này khi có 3 trong các dấu hiệu sau:
– Sốt > 38,6oC
– Mạch > 120 chu kỳ/phút
– Bạch cầu máu > 10G/l
– Thiếu máu < 60% giá trị bình thường
– Albumin máu < 30g/l
Kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:
– Ỉa lỏng
– Rối loạn điện giải
– Tụt áp
– Biến đổi về tinh thần
Chụp X quang bụng không chuẩn bị:
– Đại tràng giãn > 6cm, có thể có không khí trong thành ruột kết và các đảo niêm mạc bị loét. Đại tràng ngang là nơi thường bị nhất.
Ung thư ruột: nguy cơ ung thư biểu mô có tỷ lệ mắc tăng ở những bệnh nhân bị bệnh ruột viêm. Nguy cơ tích lũy bị ung thư bắt đầu tăng lên 10 năm sau khi bệnh được chẩn đoán. Tính ác tính phát triển ở bệnh Crohn ở ruột kết hoặc ở ruột non tăng so với cộng đồng dần chúng nói chung như nó thấp hơn so với nhóm bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Chảy máu cấp: có thể gặp biến chứng chảy máu ồ ạt do tổn thương các mạch máu lớn. Trong trường hợp này cần can thiệp ngoại khoa sớm.
Tiên lượng bệnh Crohn
Đánh giá mức độ tiến triển bệnh (determining dissease activity)
Việc đánh giá mức độ hoạt động của bệnh dựa trên cơ sở vị trí tổn thương, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như biến chứng ngoài ống tiêu hóa. Chưa có một công cụ nào được coi là tiêu chuẩn vàng “gold standard” để đánh giá mức độ hoạt đông của bệnh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh dựa trên các dấu hiệu lâm sàng cùng những các thăm dò cận lâm sàng, bên cạnh đó phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như: chế độ dinh dưỡng, sự phát triển về thể chất, đời sống xã hội, hỗ trợ về tinh thần, vật chất và sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh Crohn.
Một số định nghĩa đánh giá mức độ hoạt động của bệnh Crohn:
– Mức độ nhẹ tới trung bình: bệnh nhân không cần nằm viện, dinh dưỡng qua đường miệng dung nạp tốt mà không cần nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, không có các biểu hiện sau: nhiễm độc (sốt cao, rét run, mệt lả), đau bụng, khối trong ổ bụng, tắc nghẽn hoặc giảm > 10% cân nặng
– Mức độ trung bình tới nặng: là những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị ở mức độ nhẹ tới trung bình hoặc có một số các triệu chứng sau: sốt, giảm cân > 10%, đau bụng, tăng cảm giác đau khi khám, nôn hoặc buồn nôn mà không có dấu hiệu tắc nghẽn hoặc có biểu hiện của thiếu máu.
– Mức độ nghiêm trọng – tai biến bất thường: các triệu chứng tiếp tục tồn tại dai dẳng cho dù đã sử dụng steroid hoặc xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao hơn, nôn kéo dài, có bằng chứng của tắc nghẽn ruột, phản ứng thành bụng, biểu hiện suy mòn hoặc có bằng chứng của áp xe.
– Bệnh thoái lui: là những bệnh nhân không có di chứng của hiện tượng viêm ruột và đáp ứng với điều trị. Bệnh nhân sử dụng steroid ở mức độ tối thiểu mà không phụ thuộc steroid.
Bảng điểm đánh giá mức độ bệnh Crohn.
(CDAI: Calculation of the Crohn’s Disease Activity Index)
CDAI là chỉ số mà được các nhà nghiên cứu về bệnh Crohn thống nhất sử dụng để đánh giá mức độ hoạt động của bệnh.
No |
Chỉ số |
Nhân hệ số |
Tổng số lần đi ngoài phân lỏng hay nát trong 7 ngày |
2 |
|
Đau bụng: tổng số điểm trong 7 ngày
(Không = 0; nhẹ = 1; vừa = 2; nặng = 3) |
5 |
|
Biểu hiện toàn thân: tổng số điểm trong 7 ngày
(Không = 0; nhẹ = 1; vừa = 2; nặng = 3; rất nặng = 4) |
7 |
|
Các biểu hiện khác:
+ Đau khớp, viêm khớp + Viêm niệu đạo/viêm mống mắt, viêm màng mạch + Hồng ban nút, viêm da hoại tử, loét áp tơ + Rò, nứt, áp xe hậu môn hay cạnh hậu môn + Rò ruột non + Sốt > 380C |
20 |
|
Điều trị nhóm opiat để chống tiêu chảy
(không dùng = 0; có dùng = 1) |
30 |
|
Khối u ổ bụng:
(không = 0; nghi ngờ = 2; chắc chắn = 5) |
10 |
|
Hematocrit
(Nam = 47 – Ht; Nữ = 42 – Ht) |
6 |
|
Trọng lượng cơ thể:
(1-P cơ thể/P cơ thể trước khi bị bệnh) |
100 |
Đánh giá kết quả: dựa vào tổng số điểm tính toán được:
* < 150 điểm, bệnh đang ở giai đoạn ổn định
* 150 – 450: bệnh đang trong giai đoạn tiến triển
* > 450: bệnh rất nặng.
Các triệu chứng tính trong một tuần trước khi khám bệnh
Chưa có bình luận.