Thứ Bảy, 22/07/2017 | 08:43

Tôm, tép là nguồn thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày, nó cũng là thức ăn cung cấp dưỡng chất phong phú cho sức khỏe con người. Tuy vậy, có thể bạn vẫn băn khoăn nhiều vấn đề về tôm chăng?

Đường chỉ trên lưng tôm rất bẩn?

Đường chỉ bạn thấy trên phần lưng con tôm thật ra chính là đường ruột của nó, nếu có cảm giác “bẩn bẩn” thì cứ bỏ đi.

Ai cũng nghĩ ăn tôm rất tốt nhưng chẳng biết đến những sự thật này

Đường chỉ lưng tôm thông thường có màu đen hoặc hơi xanh, bên trong đó chính là chất thải “tàn dư” của nó. Về mặt lý luận thì xác thực là có chút bẩn, cho nên bạn “rạch” phần lưng tôm lấy đường chỉ bỏ đi cũng là điều đáng làm.

Tuy nhiên nếu trước đó từng ăn đường ruột tôm hoặc trong điều kiện xã giao nào đó bắt buộc phải ăn thì cũng không hề gì. Bởi vì sau khi nấu chín, các vi khuẩn trong đó sẽ bị nhiệt độ cao tiêu diệt và nhìn chung là an toàn với sức khỏe.

Đầu tôm có chứa kim loại nặng?

Hàm lượng kim loại nặng ở phần đầu tôm thật sự cao hơn phần thịt tôm nhưng nếu môi trường nuôi chính quy thì không đáng lo ngại.

Kim loại nặng trong con tôm chủ yếu bắt nguồn từ nguồn nước và nguyên liệu thức ăn cho tôm. Thông thường mà nói, hàm lượng kim loại nặng trong đầu và vỏ tôm sẽ cao hơn phần thịt tôm. Tuy nhiên, nếu thật sự nguồn nước quá bẩn và thức ăn quá kém thì tôm vốn cũng không sống được, cho nên đa số môi trường nuôi tôm vẫn có thể chấp nhận được.

Còn về hiện tượng phần đầu tôm chuyển sang màu đen là do thức ăn hoặc do Tyrosinasesinh ra sắc tố đen chứ không liên quan đến kim loại nặng.

Vỏ tôm có thể bổ sung canxi?

Rõ ràng hàm lượng canxi trong vỏ tôm rất cao nhưng nó lại không dễ hấp thu.

Ai cũng nghĩ ăn tôm rất tốt nhưng chẳng biết đến những sự thật này

Tôm và đặc biệt là phần vỏ cứng bên ngoài thật sự là nguồn bổ sung canxi cao. Cứ mỗi 100gr tôm thường chứa đến 991mg canxi, cao hơn rất nhiều so với sữa bò (chỉ 100mg/100g). Tuy vậy, các chuyên gia y học vẫn không khuyến khích bạn bổ sung canxi bằng cách ăn thật nhiều vỏ tôm. Bởi vì bên cạnh hàm lượng canxi còn có thành phần muối cũng khá nhiều, thông thường 100g tôm chứa đến 5057mg natri.

Ngoài ra, vỏ tôm thường khó tiêu hóa, ăn nhiều rất khó phân giải và hấp thu, gây gánh nặng cho dạ dày, đường ruột.

Tôm có tính “xung khắc” với trái cây?

Không phải có rất nhiều món ngon kết hợp từ tôm với trái cây đó sao.

Ai cũng nghĩ ăn tôm rất tốt nhưng chẳng biết đến những sự thật này

Rất nhiều lời truyền miệng rằng khi tôm gặp thành phần vitamin C trong trái cây sẽ sản sinh ra chất kích độc như thạch tín, vì vậy tuyệt đối không thể ăn chung. Điều này hoàn toàn vô căn cứ bởi vì thành phần Arsenic vô cơ trong tôm không nhiều, vitamin C trong trái cây càng không có “năng lực” to lớn đến vậy. Cho nên chỉ cần ăn uống hợp lý với liều lượng vừa phải thì cứ an tâm thưởng thức món ngon.

Tôm biển và tôm tép nước ngọt cái nào tốt hơn?

Ai cũng nghĩ ăn tôm rất tốt nhưng chẳng biết đến những sự thật này

Về mặt dinh dưỡng, hàm lượng protein trong tôm biển cao hơn một chút, đồng thời các axit béo không bão hòa như DHA, EPA cũng phong phú hơn.

Tuy nhiên nếu xét về ẩm thức và hương vị thì tôm biển thường có mùi tanh “nồng” hơn cho nên tôm tép nước ngọt lại đem đến cảm giác khoái khẩu, dễ chịu hơn.

Dinh dưỡng trong tôm rất tuyệt vời?

Đích thực tôm là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, hàm lượng protein cao và ít chất béo nhưng vẫn cần chú ý cách chế biến và liều lượng.

Ai cũng nghĩ ăn tôm rất tốt nhưng chẳng biết đến những sự thật này

Bất cứ món ăn nào cho dù tốt đến đâu nhưng nếu chế biến không phù hợp và ăn uống quá tải đều dễ gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là bạn có chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung dưỡng chất đầy đủ nhưng phải cân bằng thì mới có sức khỏe dẻo dai.

 

Thiện Duyên – Nguồn: tianqi, onews

 

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook