Thứ Bảy, 13/01/2024 | 11:52

Song song với đặc tính không dung nạp gluten, bệnh nhân Celiac còn gặp một số tình trạng về da như viêm da Herpes, da nổi mụn, da khô, các vết loét trên da… gây ảnh hưởng đến ngoại hình và những bất tiện trong cuộc sống.
Da nổi mụn
Theo các chuyên gia, mối liên hệ giữa Celiac và kém hấp thu, cũng như rối loạn nội tiết tố có thể là nguyên nhân khiến da nổi mụn. Trên thực tế một số loại thuốc tránh thai giúp bệnh nhân có làn da sáng hơn thông qua việc điều chỉnh hormone. Do đó người mắc chứng không dung nạp gluten gặp phải tình trạng rối loạn chức năng hormone cũng gây ra các vấn đề liên quan đến mụn trứng cá. Rất may mắn, kết quả một số nghiên cứu khoa học cho thấy mụn trứng cá có thể được cải thiện thông qua chế độ ăn không chứa gluten ở bệnh nhân Celiac.
Da khô
Da khô thường gặp ở những người mắc bệnh Celiac.Tình trạng này xảy ra với đa số người bệnh ngay cả khi điều trị theo chế độ ăn không chứa gluten. Nguyên nhân do các loại ngũ cốc giàu vitamin E giúp duy trì sự hài hòa của làn da nhưng một số người không dung nạp gluten do kiêng kỵ hoàn toàn các loại ngũ cốc, kể cả những loại ngũ cốc không chứa gluten dẫn đến việc thiếu hụt Vitamin E quan trọng khiến làn da trở nên khô và thô ráp.
Vết loét Canker (Viêm miệng Aphthous)
Gần 20% số người mắc bệnh Celiac có triệu chứng bị loét miệng. Một số trường hợp những vết loét tái phát và đó có thể là dấu hiệu của bệnh Celiac.
Vết loét Canker là một trong những triệu chứng của celiac và có thể phát hiện dễ dàng khi soi gương.

Viêm da dạng Herpes
Phát ban, ngứa, viêm da dạng herpe khởi đầu bằng những mụn nước nhỏ màu trắng hoặc những đốm đỏ xung quanh nang lông.
Tình trạng phồng rộp, đau đớn kéo dài đặc biệt là khi chẩn đoán sai khiến bệnh tái đi tái lại dẫn đến stress gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh chàm
Áp dụng chế độ ăn không chứa gluten là phương pháp phổ biến khi điều trị bệnh chàm. Bài báo năm đăng năm 2004 của Scott Adams cho thấy bệnh chàm ở những người mắc celiac có xu hướng nặng hơn với những người bình thường khác.
Bệnh vẩy nến
Vẩy nến là căn bệnh viêm nhiễm toàn thân có tính chất mãn tính và di truyền với các biểu hiện mảng ngứa sần nổi đỏ trên da và phủ vảy bạc dày.
Vẩy nến thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu, có thể gây ảnh hưởng đến chân, thân và móng tay. Một số nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh Celiac và bệnh vẩy nến cho thấy chế độ ăn không chứa gluten có tác dụng tốt cho việc điều trị và phòng bệnh.
Một phát hiện khoa học khác cũng cho rằng những bệnh nhân vẩy nến không mắc bệnh Celiac hoặc nhạy cảm với gluten không Celiac thường có nồng độ kháng thể antigliadin IgA cao và có thể sẽ được hưởng lợi từ chế độ ăn không có gluten.
Bệnh trứng cá đỏ
Rosacea là tình trạng viêm da phổ biến có cùng nguy cơ di truyền với các bệnh tự miễn như đái tháo đường týp 1 (T1DM) và bệnh celiac.
Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ miễn dịch cao ở bệnh nhân mắc bệnh rosacea, trong khi những nghiên cứu khác cho thấy mối liên hệ giữa bệnh rosacea, celiac và các bệnh khác. Nghiên cứu gần đây nhất cho thấy bệnh Rosacea có liên quan đến bệnh T1DM, bệnh Celiac, bệnh đa xơ cứng và viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ, tuy nhiên mối liên quan ở nam giới đa phần là bệnh viêm khớp dạng thấp.
Từ những kết quả phân tích trên cho thấy những bệnh nhân celiac khi mắc các bệnh về da cần áp dụng chế độ ăn không gluten song song với việc uống thuốc theo phác đồ điều trị da liễu để đạt kết quả tốt nhất.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh Celiac, ruối loạn tự miễn với gluten trong lúa mỳ

Bệnh Celiac căn bệnh đường ruột và những đặc tính riêng biệt

Ruột non: Một số rối loạn, bệnh lý phổ biến và phương pháp điều trị

Bệnh Celiac căn bệnh đường ruột và những đặc tính riêng biệt

Khi bị tiêu chảy có ăn trứng được không?

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook