Chủ Nhật, 08/11/2015 | 14:30

Gần 1 tỷ người trên toàn thế giới đang bị cao huyết áp, đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trên phạm vi toàn thế giới.

Các chuyên gia y khoa gọi căn bệnh cao huyết áp là “sát thủ thầm lặng” vì có đến 2/3 bệnh nhân trước đó không hề thấy bất kỳ dấu hiệu gì về bệnh cho đến khi bị các tai biến như đứt mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Những khám phá sau sẽ phần nào giúp bạn nhận ra những dấu hiệu để đề phòng căn bệnh nguy hiểm này.

5 triệu chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp

Ảnh minh họa

1. Suy tim, nhồi máu cơ tim

Theo một số nghiên cứu vừa được công bố gần đây cho thấy chứng cao huyết áp xuất hiện với tỷ lệ khá cao ở những người từ tuổi 40 trở lên. Nếu bạn đang ở độ tuổi từ 40 trở lên mà thấy cơ thể có các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, hay chảy máu cam, khó thở… thì hãy nghĩ đến bệnh cao huyết áp. Còn nếu cơ thể xuất hiện các cơn đau thắt ngực thì bạn cần đi khám chuyên khoa tim mạch, vì đó có thể là một biểu hiện điển hình của chứng thiếu máu cục bộ cơ tim, một trong những biến chứng của bệnh cao huyết áp.

2. Mờ mắt, mù mắt

Tương tự như tiểu đường, cao huyết áp có thể gây tổn thương trên những mạch máu nhỏ ở võng mạc. Vì vậy, một trong những triệu chứng của bệnh cao huyết áp là có khả năng gây tắc nghẽn mạch máu ở mắt, chảy máu trong mắt, phù gai thị, ảnh hưởng tới thị lực người bệnh.

Theo BS. Đoàn Hồng Dung, Bệnh viện Mắt TW: tắc tĩnh mạch võng mạc là bệnh lý thường gặp trên những bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý mạch máu do tuổi già và những người có lượng mỡ trong máu cao. Triệu chứng thường gặp nhất là người bệnh đột ngột thấy mờ mắt. Hoàng điểm là trung tâm của võng mạc giúp chúng ta đọc được sách báo và nhìn rõ chi tiết mọi vật, nên khi những chất này lắng đọng tại hoàng điểm là lúc bệnh nhân bắt đầu cảm thấy mờ mắt. Bệnh nhân nếu thấy có những dấu hiệu trên nên đến bác sĩ khám để có phương pháp điều trị ngay.

3. Thiếu máu não

Bệnh não do tăng huyết áp thường có những triệu chứng như: nôn mửa, chóng mặt, co giật, hôn mê, đau nhức đầu dữ dội…

Thông thường, khi huyết áp tâm trương (số dưới) ở mức 120mmHg hay cao hơn phải được điều trị khẩn cấp, ở mức 130mmHg hay cao hơn đươc coi là rất nguy hiểm. Huyết áp tâm thu ở mức 210 hay cao hơn cũng được xem là khẩn cấp và nguy hiểm.

Trong những trường hơp đặc biệt, dựa vào các triệu chứng, các dữ kiện lâm sàng khác, bác sĩ sẽ có những quyết định điều trị khẩn cấp ở mức độ thấp hơn hay cao hơn những con số gợi ý trên đây.

4. Suy thận, phù thận

Từ lâu, y học đã cho rằng tăng huyết áp gây tổn thương thận, dẫn đến một tình trạng mô bệnh học gọi là xơ hóa mạch máu, tổn thương thận diễn biến từ từ, nếu không điều trị sẽ gây hậu quả suy thận.

Ngược lại, một số bệnh lý ở nhu mô thận, cầu thận, ống thận, kẽ thận, mạch máu thận do mắc phải hoặc di truyền có thể là nguồn gốc gây tăng huyết áp. Trong những trường hợp này gọi là tăng huyết áp triệu chứng.

Theo ước tính, 3% dân số Mỹ có bệnh về thận, thì trong đó 70% có tăng huyết áp. Ở Việt Nam, theo Khoa Thận Tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai (năm 2000): 86,7% bệnh nhân lọc máu chu kỳ có tăng huyết áp, 72,9% bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa bị suy tĩnh mạch.

5. Viêm tắc động mạch

Hậu quả của tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột có thể làm tổn thương, viêm tắc động mạch gây xuất huyết não, đột quỵ. Các biến chứng này đều nguy hiểm tính mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề qua các triệu chứng sau: Thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là tê cứng nửa người không cử động được chân tay. Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh bị liệt, nhẹ thì đi lại khó khăn, nặng thì nằm tại chỗ thành người thực vật.

***

Lời khuyên cho người bị cao huyết áp

Nên ăn:

Nên làm:

– Thông thường nên ăn 3 bữa/ngày, không nên ăn vặt.

– Tránh thức ăn chiên xào, hạn chế mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp, luộc.

– Tránh các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá…

– Nên ăn nhiều rau quả xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể, dùng dầu thực vật thay mỡ… và các sản phẩm từ ngũ cốc, trái cây, sản phẩm từ sữa…

– Trong các loại thịt thì ưu tiên cá, sau đó đến thịt gia cầm, cuối cùng mới đến thịt bò, heo, cừu.

– Hạn chế ăn muối, các nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như: tôm khô, trứng vịt muối, chanh muối, thịt chà bông…

– Ngưng hút thuốc: biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cả bệnh tim mạch lẫn không tim mạch ở người cao HA.

– Bỏ uống rượu: có những bằng chứng cho thấy, có mối tương quan chặt chẽ giữa uống rượu, nếu uống nhiều rượu sẽ gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

– Tăng hoạt động thể lực: giảm bớt béo phì, người sống tĩnh tại cần tập thể dục đếu đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30-45 phút, 3-4 lần/tuần.

Linh Hương

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook