Chủ Nhật, 25/06/2017 | 05:55

Cuộc sống hối hả và nhiều áp lực khiến con người thường ngược đãi sức khỏe của chính mình. Đừng để cơ thể bạn phải rơi vào nguy cơ bệnh tật bởi những chữ “đợi” đáng sợ của chủ nhân.

5 chữ 'đợi' nhiều người mắc khiến cơ thể gánh những trọng bệnh đáng sợ

Đợi đói mới ăn – Nỗi sợ của dạ dày

Cuộc sống hiện đại thì đối tượng mắc các bệnh dạ dày cấp tính lẫn mãn tính ngày càng có xu hướng trẻ hóa và đông hơn. Trong đó, phần lớn đều có liên quan đến thói quen ăn uống không đúng giờ và thiếu khoa học.

Thời gian thức ăn “dừng lại” bên trong dạ dày là khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ và có tác dụng bảo vệ nhất định đối với niêm mạc dạ dày. Khi bạn cảm thấy cơ thể đói khát nghĩa là bên trong dạ dày cơ bản đã được “làm rỗng”, thức ăn được tiêu hóa hết và đẩy xuống ruột cho công đoạn tiếp theo. Nếu bạn đợi đến khi thật đói, thậm chí vì lý do gì đó mà chịu đựng cả cơn đói thì thời gian dài sẽ khiến chức năng vận động của dạ dày lẫn đường ruột bị rối loạn, dẫn đến viêm loét dạ dày mang tính tiêu hóa v.v…

Thường xuyên nhịn ăn hoặc đợi đói mới bắt đầu dung nạp thực phẩm còn có thể gây ra chứng đường huyết thấp, bạn dễ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, uể oải, có khi còn ngất xỉu nếu tình trạng nặng. Do đó, hãy tập thói quen ăn uống có giờ giấc, giúp dạ dày luôn ở trạng thái đủ năng lượng. Như vậy vừa giúp cơ thể sung sức, trí não minh mẫn, tiêu hóa thuận lợi và hiệu suất làm việc cao hơn.

5 chữ 'đợi' nhiều người mắc khiến cơ thể gánh những trọng bệnh đáng sợ

Đợi khát mới uống – Nỗi sợ của mạch máu, tim và não

Khát là biểu hiện cơ thể đã thiếu nước nghiêm trọng chứ không đơn thuần như bạn nghĩ. Nếu luôn đợi đến khi cơ thể cảm thấy khát mới chịu bổ sung nước sẽ khiến chức năng gan và thận bị giảm xuống, các chất thải và độc tố tích tụ lâu ngày gây ra nhiều bệnh tật, đặc biệt là dễ khiến các mạch máu bị xơ hóa, thường hình thành các khối máu tụ gây tắc nghẽn, ảnh hưởng tuần hoàn máu.

Ngoài ra, uống nước quá ít, nhất là với người mắc chứng cao huyết áp còn dễ dẫn đến dung lượng máu không đủ, nồng độ dính của máu tăng lên, gây ra nguy cơ tai biến mạch máu não và bệnh về tim mạch.

Do đó, đừng đợi có cảm giác khát mới uống nước mà tốt nhất bạn nên có thói quen uống nước đều đặn trong ngày. Trong đó, 1 – 2 ly nước vào buổi sáng sau khi thức dậy là không thể thiếu. Ban đêm nhiều người sợ phải đi toilet nhiều lần mà không dám uống nước thì thật sai lầm, chỉ cần bạn không uống trà hay cafe là được, còn lại uống một ly sữa hay nước ấm trước khi ngủ đều tốt cho sức khỏe.

5 chữ 'đợi' nhiều người mắc khiến cơ thể gánh những trọng bệnh đáng sợ

Đợi có nhu cầu mới đi vệ sinh – Nỗi sợ của hệ tiết niệu

Nhịn tiểu sẽ khiến lượng nước tiểu bên trong bàng quang quá nhiều gây ra áp lực cực lớn, các niêm mạc dễ bị tổn thương. Không những vậy, nước tiểu còn có thể thẩm thấu vào các khe tổ chức tế bào dẫn đến các chứng viêm và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho cơ thể, đặc biệt là viêm bàng quang.

Thường xuyên nhịn tiểu hoặc đợi đến khi chịu không nổi mới đi giải quyết nhu cầu sẽ khiến bàng quang trong tình trạng căng đầy quá lâu, khả năng co lại giảm xuống dẫn đến tình trạng tiểu tiện khó khăn hoặc mất kiểm soát tiểu tiện. Nước tiểu từ bên trong thận thải vào bàng quang gặp trở ngại còn khiến thận bị tích nước, kéo theo ảnh hưởng cả chức năng của thận.

Ngoài ra, nhịn tiểu lâu ngày còn khiến cho huyết áp của người lớn tuổi tăng cao, nguy cơ đột phát các bệnh về mạch máu, tim và não cũng cao hơn. Nguyên nhân là do sau thời gian nhịn tiểu lại được giải quyết nhu cầu sau đó sẽ khiến thần kinh dễ hưng phấn quá độ, đồng thời bàng quang bị làm rỗng quá nhanh sẽ khiến huyết áp giảm xuống, nhịp tim chậm lại, máu cung cấp não không đủ. Tốt nhất dù không có cảm giác cần giải quyết nhưng cách 1 – 2 tiếng bạn vẫn nên đi tiểu một lần.5 chữ 'đợi' nhiều người mắc khiến cơ thể gánh những trọng bệnh đáng sợ

Đợi buồn ngủ mới đi ngủ – Nỗi sợ của hệ thần kinh

Những người phải làm đêm hoặc có thói quen thức khuya rất dễ rơi vào kiểu “ngược đãi” cơ thể này. Các chuyên gia chỉ ra rằng, bộ não sau một ngày làm việc căng thẳng thường đã rất mệt mỏi vào ban đêm.

Nếu không ngủ đúng giờ và đủ giấc, thêm vào những thói quen có hại như ngồi lâu trước máy vi tính, nghiện điện thoại v.v… sẽ khiến hệ thần kinh tiếp tục căng thẳng, lâu ngày gây ra chứng suy nhược thần kinh mãn tính, trí nhớ suy giảm, khả năng tập trung vào ban ngày kém đi, thậm chí là gây ra tình trạng mất ngủ, đến lúc này dù bạn muốn ngủ cũng không thể ngủ được.

5 chữ 'đợi' nhiều người mắc khiến cơ thể gánh những trọng bệnh đáng sợ

Đợi bệnh mới đi kiểm tra – Nỗi sợ của toàn cơ thể

Rất nhiều người rất xem nhẹ việc đi khám sức khỏe định kỳ, thậm chí ngay cả khi cơ thể đã có những tín hiệu SOS như chóng mặt, khó thở, đau dạ dày, mất ngủ, chán ăn v.v… cũng hoàn toàn bình chân như vại vì cho rằng chỉ là “bệnh xoàng”, uống vài viên thuốc hay cứ để “tự khỏi” là được.

Thói quen sống thiếu khoa học này cực kỳ nguy hiểm vì nhiều trường hợp những biểu hiện mà bạn cho là bình thường lại là lời cảnh báo của bệnh hiểm nghèo.

Đây cũng là nguyên nhân khiến ngày càng có nhiều người mắc bệnh ung thư đều chỉ được phát hiện ở giai đoạn quá muộn. Vì thế, cho dù bạn tự tin sức khỏe dồi dào thì vẫn nên tập thói quen khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần.

Thiện Duyên – Nguồn: aboluowang, sohu

 

 

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook