Có những thói quen mà nhiều bố mẹ vẫn áp dụng khi con bị sốt nhưng đó lại là những cách có hại.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) trả lời những thắc mắc khi trẻ bị sốt và những sai lầm cha mẹ dễ mắc phải và cần tránh để không gây nguy hiểm cho con.
Theo PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng, sốt là triệu chứng không phải bệnh lý.
Con tôi hơn 6 tuổi nhưng vẫn thường xuyên viêm phổi. Mỗi khi con bị viêm phổi thường sốt rất cao. Tôi thường dùng thuốc hạ sốt cho con. Nhưng nhiều người thân họ hàng lại khuyên nên cho con dùng khăn chườm mát tốt hơn. Theo bác sĩ cách này có phải ưu việt không? Liệu cách này có làm cho nước càng ngấm vào cơ thể hay không?
(Nguyễn Mai, 32 tuổi, Thanh Hóa)
Trả lời:
Sốt là một triệu chứng chứ không phải là bệnh. Khi trẻ bị sốt là cách để bảo vệ cơ thể để đánh bật các loại vi trùng, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Khi trẻ sốt là một phản ứng tốt của cơ thể, do không may bị nhiễm vi rút, vi trùng.
Trẻ bị sốt vẫn chơi, ăn uống bình thường và không quá mệt mỏi sẽ tự khỏi. Khi trẻ sốt cao dẫn đến khó chịu, quấy khóc, khô miệng…cần phải dùng tới hạ sốt.
Chườm mát hiện nay không được khuyên dùng. Dùng phương pháp vật lý chườm lạnh, trẻ có thể giảm sốt sau 1 giờ đầu nhanh hơn, nhưng sau đó có thể sốt trở lại.
Nếu trẻ có các triệu chứng viêm đường hô hấp,tuyệt đối không được dùng phương pháp chườm mát. Trẻ bị ho, sốt,chườm lạnh sẽ làm tăng tỷ lệ sử dụng oxy và dẫn đến biến chứng gây viêm phổi nặng hơn.
Tôi thường dùng viên đút hậu môn để con hạ sốt. Vì tôi nghĩ nó không độc như thuốc uống? Vậy viên đút hậu môn hạ sốt có tác động tới gan? Có phải chú ý gì khi dùng không?
(Bố Moon, Bình Thuận)
Trả lời:
Thuốc hạ sốt đặt vào đường hậu môn và thuốc qua đường uống cơ chế hấp thu đều giống nhau. Dù đặt thuốc qua đường hậu môn thuốc vẫn ngấm vào máu và các cơ quan khác. Nếu dùng thuốc hạ sốt đúng cách theo đường đút hậu môn và đường uống đúng về liều lượng, thời gian thì không gây hại cho gan.
Thuốc hạ sốt đặt hậu môn chỉ nên dùng khi trẻ nôn trớ,không thể ăn được. Bởi vì, đặt thuốc vào hậu môn sẽ có những nhược điểm sau:
1.Thuốc không được hấp thu thường xuyên. Cụ thể, lần đầu trẻ sẽ hạ sốt rất nhanh. Lần thứ 2 có thể không có tác dụng hạ thuốc nhanh bằng lần 1.
2.Khi trực tràng có phân thì thuốc hạ sốt vô tác dụng, không thể hấp thu được thuốc làm trẻ không hạ được sốt.
3.Dễ hay bị sử dụng sai liều. Bởi vì, liều cố định không được chia đôi, bẻ đôi viên thuốc. Ví dụ, nếu cân nặng 15kg đặt 150mg sẽ hơi ít, dùng viên 350mg thì cao quá.
Nguy hiểm nhất của đặt thuốc là khả năng ngộ độc thuốc qua đường đặt cao hơn đường uống vì quá liều.
Khi trẻ bị sốt cao co giật nên bé trẻ nằm nghiêng.
Khi con bị ốm, sốt, tôi thấy hàng xóm hay áp dụng cách cạogió. Vậy theo bác sĩ cách này có nên dùng cho trẻ không và nguy hiểm như thế nào?
(Thùy Giang, 24 tuổi, Quảng Bình)
Trả lời:
Như tôi đã nói,mọi phương pháp vật lý tác động để cho trẻ giảm sốt hiện nay đều bị cấm và nguy hiểm cho trẻ.Tôi nhấn mạnh, khi trẻ sốt, tuyệt đối không chườm mát, xoa dầu, cạo gió…
Con tôi bị sốt cao, tôi có cho cháu đi khám. Bác sĩ khuyên tôi nên dùng kết hợp hai loại thuốc hạ sốt để nhanh chóng hạ sốt. Xin bác sĩ cho biết điều này có đúng không?
(Việt Hà, 27 tuổi, Hà Nội)
Trả lời:
Từ những thực tiễn và tài liệu đã từng nghiên cứu,tôi khuyên phụ huynh không nên kết hợp dùng hai loại hạ sốt với nhau. Khả năng hạ sốt từ 38 độ xuống 37 độ không đáng kể nhưng tác hại rất lớn.
Vì liềulượng của 2 thuốc khác nhau. Liều lượng Paracetamol cao gấp 1,5 lần so với ibuprofen, thời gian uống của 2 loại thuốc này cũng khác nhau (Paracetamol từ 4-6 tiếng và ibuprofen từ 6-8 tiếng).
Do sự khác nhau về liều lượng, thời gian dùng thuốc nên khi thực hiện dễ bị lẫn lộn thuốc. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc, sai thời gian, sai liều… Theo các nghiên cứu cũng khuyên không nên dùng thuốc xen kẽ nhau.
Ngọc Minh (ghi)
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.