Thứ Sáu, 25/08/2017 | 17:20

4 nhóm người này khi ăn lẩu phải lưu ý và cẩn trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tình thêm nặng

Người bị tiểu đường

Với những người bị tiểu đường, việc ăn uống phải hết sức thận trọng. Ăn lẩu gồm có nhiều nguyên liệu từ hải sản, thịt bò, thịt gà cho đến các loại rau. Vì vậy người bị tiểu đường phải hết sức lưu ý để không làm tăng đường huyết. Nếu người tiểu đường ăn lẩu phải chú ý trong nước dùng không cho thêm đường, nên ăn nước dùng riêng. 

Khi ăn thịt nên chọn thịt ít mỡ hoặc ăn thịt tinh nạc. Ngoài ra, các loại rau củ thường chứa lượng tinh bột cao nên cần thận trọng như giảm bớt ăn khoai tây, củ sen, khoai môn, khoai lang, tăng cường ăn các loại rau xanh. Khi ăn lẩu không uống các đồ uống có cồn, nước ép trái cây hoặc trà sữa, vì bên trong có chứa nhiều đường hoặc thành phần không tốt cho sức khỏe của người tiểu đường, làm tăng đường huyết trong máu.

4 nhóm người khi ăn lẩu phải THẬN TRỌNG, nếu không sẽ khiến bệnh tình thêm nặng

Người bị bệnh gút

Với người bị gút thường phải chú ý chế độ ăn nghiêm ngặt để tránh không làm tăng purin trong gan  khiến sản sinh quá nhiều axit uric khiến các khớp xương bị sưng đỏ. Những thực phẩm tốt cho người mắc gút là đồ ăn chay, ăn lượng thịt ít, không ăn quá nhiều hải sản. Khi ăn lẩu nên ăn các loại rau như bắp cải, cà rốt, khoai tây, rong biển… đây đều là những loại rau giàu kali nó sẽ làm giảm axit uric. Người bị bệnh gút không ăn lẩu nấm vì bản chất nấm chứa nhiều purine khi đi vào cơ thể sẽ không tốt cho người bị gút.

Trong nồi lẩu thường có nước dùng cay kèm hạt tiêu, ớt, mù tạt hoặc các gia vị khác… người bị gút nên tránh ăn những thứ này trong nồi lẩu. Vì vậy, nên chế ra loại nước lẩu không cay, không có hạt tiêu. Người bị gút nên uống soda khi ăn lẩu sẽ trung hòa được axit uric.

Người béo phì

Người béo phì cần chế độ ăn ít dầu mỡ cho nên chú ý ăn nhiều rau giàu vitamin, chất xơ. Rau được xem là thành phần giúp “hút” và trung hòa bớt mỡ trong thịt. Nồi lẩu có nhiều loại thực phẩm, cho nên người béo phì không nên ăn nước dùng quá nhiều chất béo, nên chọn lẩu nấm là tốt nhất. Tuy nhiên, thịt bò chứa nhiều chất béo, cho nên người béo phì nên chọn thịt gà, hải sản, thịt vịt.

Người cao huyết áp

Bệnh nhân cao huyết áp không chỉ giảm chất béo mà còn phải kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể qua từng bữa ăn. Do đó, người mắc cao huyết áp không nên ăn nước dùng quá mặn, các thực phẩm để nhúng lẩu không tẩm ướp nhiều muối. 

Khi ăn lẩu, nước dùng thường nóng nhưng nhiều người lại uống nước có đá hoặc các đồ uống lạnh. Nhưng đây là thói quen sai, vì các bác sĩ cho rằng, độ nóng của nước lẩu khi tiếp xúc với đồ uống lạnh sẽ làm cho huyết áp thay đổi do mạch máu ở dạ dày và hệ tiêu hóa bị co lại. 

Anh Minh (Tổng hợp)

 

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook