Khi đồng hồ sinh học mệt mỏi cũng là lúc đầu óc muốn nghỉ ngơi. Không còn gì tuyệt vời hơn là được leo lên giường làm một giấc ngủ ngon lành. Bởi giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tái tạo năng lượng, nâng cao sức khỏe.
Tuy nhiên, do đặc thù công việc, áp lực từ cuộc sống khiến nhiều người lơ là đi giấc ngủ của mình. Vậy nên bạn cần phải ngủ đủ giấc, ngủ thật sâu có như vậy giấc ngủ mới phát huy hết giá trị trong việc bảo vệ và nâng cao chính sức khỏe của bạn.
Hãy áp dụng những nguyên tắc sau đây có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ để bạn luôn có một sức khỏe tốt và phòng tránh nhiều bệnh tật:
1. Không suy nghĩ lung tung khi ngủ
Một khi đã bước lên giường thì bạn nên gạt hết mọi thứ sang một bên, không suy nghĩ gì và cứ “vô tư” mà ngủ.
Nếu như bạn không ngủ được bạn hãy thử ngồi dạy đọc một quyển sách hay thử dùng liệu pháp ép chân tức là ngồi xếp bằng như đang Thiền. Sau đó dùng hai tay đè nhẹ lên chân và hít thở tự nhiên cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
Hãy nhớ nguyên tắc quan trọng để có giấc ngủ chất lượng là: “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”. Có nghĩa là thả lỏng tinh thần trước khi nhảy lên giường và ngủ.
Ảnh minh họa |
2. Ngủ trước 23 giờ
Rất nhiều người sáng sớm thức dậy đều không vực nổi tinh thần phần nhiều cũng là do thói quen thức khuya sau 11 giờ đêm. Vì ngủ sau thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan, thận, khí huyết suy giảm khiến cho sắc mặt xanh xao, nhiều mụn và tàn nhang, thâm nám…
Do đó, hãy tập cho mình thói quen lên giường trước 23 giờ để duy trì sức khỏe cơ thể lẫn tinh thần phấn chấn cho ngày làm việc hôm sau.
3. Nên dậy trước 6 giờ sáng
Nhiều nguyên cứu cho rằng, ngủ nướng trện giường sẽ khiến bạn chóng mặt, mệt mỏi, tiêu hóa kém, không có tinh thần làm việc… Vậy nên, nếu bạn thức dậy sớm lúc 5 hoặc 6 giờ sáng, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn. Thức dậy sớm cũng là một trong những phương pháp hiệu quả tăng cường trao đổi chất trong nghệ thuật dưỡng sinh.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc dậy sớm buổi sáng, bạn hãy thực hiện các biện pháp sau đây:
– Tập thói quen ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian hàng ngày để bộ não của bạn nhận thức được thời điểm nào thì nên dậỵ.
– Sử dụng đồng hồ báo thức và chắc chắn rằng báo thức để xa nơi bạn ngủ, có như thế bạn mới có thể ra khỏi giường và tắt nó đi.
– Tránh uống trà, cà phê và rượu vào buổi tối vì chúng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
– Ngủ sớm hơn và ít hơn 8 giờ mỗi đêm.
4. Tập thói quen ngủ trưa
Một giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng đó lại là khoảng thời gian cần thiết khởi động lại hệ thống sinh học của bạn. Điều này giúp giảm căng thẳng, cung cấp cho bạn một khởi đầu mới và ngăn ngừa kiệt sức.
Tiêu chuẩn của một giấc ngủ hợp lý là 20 phút. Tuy nhiên, chỉ cần bạn có thể vào được trạng thái “ngủ” khoảng 5 phút thôi là cũng gần như đã ngủ hai giờ rồi.
Chưa có bình luận.