Thứ Ba, 29/09/2015 | 08:42

Nho Lào, món khoái khẩu của người ăn vặt lại chứa nhiều chất độc hại.Nho Lào, món khoái khẩu của người ăn vặt lại chứa nhiều chất độc hại.

100% mẫu “nho Lào” có hàm lượng Natri benzoat gấp 2 lần mức cho phépchứa phẩm màu Tartrazine… tin từ cuộc kiểm tra lấy mẫu thực phẩm tại TP.HCM.

Từ trái cây, rau củ, cho đến thức ăn khoái khẩu của người dân ở TP. Hồ Chí Minh là mì ăn liền (mì tôm) đều được cảnh báo có chứa hóa chất cấm dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, các thực phẩm bẩn này đều không được xử lý tới nơi tới chốn.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố – cho biết, mới đây, trước thông tin sản phẩm “nho Lào tẩm muối ớt” có chứa chất độc hại đang có mặt trên thị trường, chi cục đã tiến hành lấy 5 mẫu trên địa bàn thành phố để kiểm tra.

Kết quả xét nghiệm cho thấy 100% mẫu “nho Lào” có hàm lượng Natri benzoat gấp 2 lần mức cho phép. Chưa hết, tất cả 5 mẫu này đều chứa phẩm màu Tartrazine, một loại phẩm màu chỉ được sử dụng cho nhóm sản phẩm quả đóng hộp, đóng chai đã qua thanh trùng.

Ngoài ra, qua kiểm tra, giám sát còn phát hiện tình trạng sử dụng hóa chất không có trong danh mục cho phép để bảo quản, chế biến rau củ quả.

Một đơn vị kiểm nghiệm tư nhân tại TP.HCM, Công ty CP Dịch vụ khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng cũng công bố kết quả phân tích các mẫu thực phẩm làm từ tinh bột trong thời gian qua.

Kết quả cho thấy 62/62 mẫu mì tôm, 9/9 mẫu măng tươi, 25/26 mẫu măng muối đều có chứa axit oxalic (sử dụng để tẩy rửa trong công nghiệp) với nồng độ cao…

Một số chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm nhận định, hiện tại cơ quan chức năng chưa ban hành ngưỡng axit oxalic giới hạn bao nhiêu là an toàn.

Nên dù có phát hiện chất axit oxalic trong mì tôm, bún, phở, các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cũng chưa có căn cứ để công bố thực phẩm bẩn và xử phạt.

Khi PV đặt câu hỏi, vì sao các chất độc hại được cho vào thực phẩm tràn lan mà không có ngưỡng kiểm soát, một chuyên gia từng là lãnh đạo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, trường hợp này tương tự như trường hợp hãng sản xuất sữa ở Trung Quốc cho chất melamine vào sữa: “Trong sản xuất sữa, thực phẩm không ai ngờ họ cho các hóa chất đó, như melamine, axit oxalic…

Vì thế cơ quan chức năng chưa thể công bố tồn tại chất đó ở mức nào là an toàn. Vì thế còn lúng túng khi xử lý”.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook