Bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn và nhiều năng lượng hơn khi đường huyết ở trong giới hạn bình thường. Kiểm soát đường huyêt có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng đái tháo đường.
Đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng bệnh do đường huyết tăng cao. Khi bạn ăn, một số thành phần của thức ăn chuyển hóa thành đường (còn gọi là glucose). Đường theo máu đến khắp mọi tế bào trong cơ thể. Insulin giúp đường được hấp thu từ máu vào các tế bào. Insulin là một hormon do tế bào bêta tuyến tụy tiết ra.
Tế bào trong cơ thể cần đường để tạo năng lượng. Đường hấp thu từ thức ăn làm đường huyết tăng. Insulin giúp giảm đường huyết bằng cách giúp di chuyển đường vào trong tế bào.
Điều gì xảy ra khi bạn mắc bệnh đái tháo đường?
Khi bạn bị ĐTĐ:
– Tuyến tụy tiết rất ít hoặc không tiết insulin, hoặc cơ thể ngăn cản hoạt động của insulin.
Kết quả, đường không thể hấp thu vào tế bào. Do đó, đường trong máu sẽ tăng quá cao và còn gọi là tăng đường huyết.
Phân loại đái tháo đường:
Các loại ĐTĐ thường gặp là đái tháo đường týp 1, týp 2 và đái tháo đường thai kỳ.
– Trong ĐTĐ týp 1, cơ thể không sản xuất hoặc sản xuất rất ít insulin. Do đó, người mắc bệnh ĐTĐ týp 1 phải tiêm insulin hàng ngày. ĐTĐ týp 1 thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn tuổi hơn.
– Trong ĐTĐ týp 2, sự đề kháng insulịn làm insulin không hoạt động bình thường. Cơ thể có thể sản xuất insulin nhưng không đủ. Khoảng 90-95% bệnh nhân đái tháo đường là ĐTĐ týp 2. Loại này thường xảy ra ở người lớn tuổi hay thừa cân. Thực tế, cứ 10 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thì có 8 người bị thừa cân.
– Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đường huyết tăng cao trong thai kỳ. Khoảng 3-8% phụ nữ mang thai có tình trạng này. Đường huyết thường trở về bình thường sau khi sinh. Nhưng đái tháo đường thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ ĐTĐ về sau.
Theo dõi đường huyết
Theo dõi đường huyết là cách tốt nhất để bảo đảm bệnh đái tháo đường được kiểm soát. Theo dõi thường xuyên sẽ cho bạn biết:
– Việc điều trị bằng insulin hoặc các thuốc đái tháo đường khác có hiệu quả không
– Hoạt động thể lực và dinh dưỡng có ảnh hưởng đường huyết như thế nào.
Bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn và nhiều năng lượng hơn khi đường huyết ở trong giới hạn bình thường. Kiểm soát đường huyêt có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng đái tháo đường.
Hiện nay có nhiều loại máy đo đường huyết khác nhau. Nhân viên chăm sóc bệnh đái tháo đường sẽ giúp bạn lựa chọn máy đo và hướng dẫn cách sử dụng.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường hằng ngày
Bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi, nhưng có thể kiểm soát được. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách chăm sóc tốt bản thân. Nhân viên chăm sóc bệnh ĐTĐ sẽ giúp bạn có kế hoạch chăm sóc bệnh hợp lý. Nếu bạn có thắc mắc về kế hoạch dành cho bạn, hãy cho nhân viên chăm sóc bệnh biết.
Tăng đường huyết
Nguyên nhân: tăng đường huyết xảy ra khi có quá nhiều đường trong máu. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây các vấn đề nghiêm trong liên quan sức khỏe. Tăng đường huyết có thể xảy ra nếu:
– Bỏ liều insulin hoặc liều thuốc uống.
– Ăn nhiều hơn bình thường
– Ít hoạt động hơn bình thường
– Bị stress hoặc bị ốm.
Biểu hiện và triệu chứng
Đây là những triệu chứng xảy ra khi đường huyết tăng cao:
– Rất khát
– Có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường
– Da khô
– Rất đói
– Buồn ngủ
– Nhìn mờ
– Nhiễm trùng hoặc vết thương lâu lành hơn bình thường.
Tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường là gì?
Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết (hay glucose trong máu) cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán đái tháo đường týp 2. Ước tính có khoảng 57 triệu người Mỹ trưởng thành – hoặc cứ 4 người là có 1 người có tình trạng tiền đái tháo đường.
Điều gì đang xảy ra bên trong cơ thể?
Tế bào bêta giữ vai trò quan trọng. Tế bào bêta nằm trong tuyến tụy, là một tuyến lớn nằm sau dạ dày. Các tế bào này sản xuất và tiết insulin. Insulin là môt hormon do cơ thể sản xuất. Insulin giúp đường trong máu được hấp thu vào tế bào. Tế bào cần đường để tạo năng lượng. Ở người có tình trạng tiền ĐTĐ:
– Tế bào bêta có thể không hoạt động hiệu quả và một số tế bào có thể bắt đầu chết đi.
– Khi số lượng tế bào bêta giảm, tuyến tụy bắt đầu sản xuất ít insulin. Điều này làm gia tăng nguy cơ ĐTĐ týp 2. Nhưng có thể phòng ngừa được.
Đối tượng có nguy cơ đái tháo đường
– Thừa cân
– Tuổi từ 45 trở lên
– Có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh đái tháo đường
– Tăng huyết áp
– Không luyện tập thể dục thường xuyên.
Chẩn đoán bệnh như thế nào?
Tiền đái tháo đường có thể không có triệu chứng. Vì vậy, việc chẩn đoán nhờ vào các xét nghiệm sau:
– Nghiệm pháp đường huyết đói (FGT) – Đo đường huyết khi nhịn đói trong ít nhất 8 giờ
– Nghiệm pháp dung nạp glucose (GTT) – Đo đường huyết sau khi nhịn đói trong ít nhất 8 giờ rồi 2 giờ sau khi uống nước đường theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
– A1c – Đánh giá đường huyết trung bình dự đoán trong 2-3 tháng qua.
Các kết quả này có thể cho biết tình trạng cơ thể:
Đường huyết bình thường:
FGT < 100 mg/dL; GTT < 140 mg/dL; A1c < 5,7%
Tiền Đái tháo đường:
FGT: 100 – 125 mg/dL; GTT: 140 – 199 mg/dL; A1c: 5,7% – 6,4%
Đái tháo đường:
FGT ≥ 126 mg/dL; GTT ≥ 200 mg/dL; A1c ≥ 6,5%
Nếu kết quả bình thường, nên xét nghiệm lại mỗi 3 năm.
Đái tháo đường thai kỳ
ĐTĐ thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đường huyết tăng cao xảy ra trong thai kỳ. Khoảng 3-8% phụ nữ mang thai có tình trạng này. Đường huyết thường trở về bình thường sau khi sinh.
Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ:
Khi bạn ăn, một số thành phần của thức ăn chuyển hóa thành đường (còn gọi là glucose). Đường theo máu đến khắp mọi tế bào trong cơ thể. Insulin giúp đường được hấp thu từ máu vào các tế bào. Insulin là một hormon do tế bào bêta tuyến tụy tiết ra.
Tế bào trong cơ thể cần đường để tạo năng lượng. Đường hấp thu từ thức ăn làm đường huyết tăng. Insulin giúp giảm đường huyết bằng cách giúp di chuyển đường vào trong tế bào.
Khi bạn mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ, các hormon liên quan thai kỳ làm tăng đường huyết để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Cơ thể cố gắng sản xuất nhiều insulin hơn để giải quyết đường thừa trong máu nhưng vẫn không đủ. Điều này làm đường huyết tăng cao.
Nguy cơ của bệnh đái tháo đường thai kỳ
Nếu không được kiểm soát tốt, tăng đường huyết trong thai kỳ có thể gây các vấn đề về sức khỏe cho cả bạn và thai nhi. Thai nhi hấp thu dinh dưỡng, kể cả đường từ máu của mệ. Nếu đường huyết cao, thai nhi sẽ hấp thu quá nhiều đường. Quá nhiều đường không tốt cho thai nhi. Thai nhi sẽ dự trữ lượng đường thừa dưới dạng mỡ.
Khi bạn mắcbệnh ĐTĐ thai kỳ, thai nhi sẽ có nguy cơ cao:
– Tổn thương trong khi sinh
– Hạ đường huyết sau sinh
– Có các vấn đề về hô hấp
– Vàng da
– Có các vấn đề về phát triển
– Mắc bệnh ĐTĐ týp 2 về sau.
Đái tháo đường thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ cho chính bạn:
– ĐTĐ týp 2
– Tăng huyết áp trong thai kỳ
– Sinh mổ
– Đái tháo đường thai kỳ khi có thai lần sau.
Nhưng những vấn đề trên không nhất thiết sẽ xảy ra! Kiểm soát đường huyết tốt có thể giúp giảm nguy cơ.
Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ:
Mục tiêu là giữ mức đường huyết càng gần với mức bình thường càng tốt. Bác sĩ sẽ giúp bạn có kế hoạch chăm sóc để đạt mục tiêu điều trị. Để kiểm soát đường huyết, bạn cần:
– Ăn các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ phù hợp theo kế hoạch đề ra.
– Vận động thể lực thường xuyên
– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
– Theo dõi đường huyết thường xuyên, theo kế hoạch đề ra.
Kiểm tra sức khỏe sau sinh
Bác sĩ sẽ theo dõi đường huyết của bạn trong 6-12 tuần sau sinh để đảm bảo rằng đường huyết bình thường. Vì có bệnh ĐTĐ thai kỳ, bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ hơn về sau này. Do đó, bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo bạn nên tiếp tục theo dõi đường huyết thường xuyên. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hoặc ĐTĐ týp 2 bằng cách:
– Tiếp tục ăn uống điều độ
– Vận động thể lực thường xuyên
– Kiểm soát cân nặng
Thảo luận với bác sĩ về cách để duy trì sức khỏe, cho bản thân và con bạn.
Kiểm soát hoạt động của chân và bàn chân
Bệnh nhân Đái tháo đường có xu hướng bị các biến chứng liên quan đến chân và bàn chân hơn người bình thường. Hoạt động thể lực hằng ngày và không hút thuốc có thể giúp phòng ngừa các tổn thương nghiêm trọng. Dưới đây liệt kê một số hoạt động giúp chân và bàn chân khỏe mạnh. Nên trao đổi với nhân viên chăm sóc bệnh về hoạt động phù hợp nhất dành cho bạn.
– Đi bộ: bước đi nhanh nhẹn hằng ngày. Cố gắng gia tăng khoảng cách đi bộ mỗi ngày.
– Leo cầu thang: leo cầu thang một cách nhanh nhẹn
– Căng cơ bắp: dùng tay chống vào tường. Giữ chân xa tường và đứng trên gót chân. Co cánh tay lại, giữ lưng và chân thẳng. Lặp lại 10 lần.
– Nâng người khỏi ghế: ngồi trên ghế. Nâng người lên 10 lần trong khi khoanh tay trước ngực.
– Nhấc bàn chân: tay vịn ghế. Nâng và hạ người bằng cách nhón gót của 1 chân, sau đó đổi chân.
– Nâng gót chân: đứng trên ngón chân và sau đó hạ gót chân xuống. Lặp lại 20 lần. Cố gắng đặt toàn bộ trọng lượng vào 1 chân, sau đó đổi sang chân còn lại.
– Đá chân: 1 chân đứng trên một vật kê cao. Tay vịn vào ghế hoặc bàn, đá chân còn lại theo hướng trước sau 10 lần. Đổi chân và lặp lại động tác trên.
– Khuỵu chân: tay vịn ghế, bước 1 chân lên phía trước và hạ người thẳng xuống, giữ 2 chân đứng trên sàn. Nâng và hạ người 10 lần. Đổi chân.
– Lắc chân: Ngồi trên sàn và tựa người về phía sau bằng 2 tay. Lắc 2 chân đến khi chân ấm lên.
Để sống lâu và khỏe mạnh hơn khi có bệnh đái tháo đường
– Có một chế độ ăn cân đối và đa dạng: ăn ít thực phẩm có nhiều đường và dầu mỡ, chọn thịt nạc, chọn ít béo. 2 phần trái cây và rau củ. Kiểm soát khối lượng khẩu phần. Kiểm soát khẩu phần ăn.
– Cuộc sống ở người đái tháo đường lành mạnh là như người bình thường:
1 Tập thể dục 5-7 lần mỗi tuần
2 Ngừng hút thuốc, hạn chế uống rượu
3 Có một chế độ ăn cân bằng
4 Chú ý các chất béo và đường tiềm ẩn trong thức ăn.
Chưa có bình luận.