Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm cung cấp máu cho nhu cầu cơ thể.
Qua thời gian do xơ vữa hẹp động mạch nuôi quả tim, tăng huyết áp, gánh nặng các bệnh van tim… dẫn đến suy tim, quá trình này không thể đảo ngược, tuy nhiên quá trình điều trị giúp kéo dài sự sống và cải thiện triệu chứng cho người bệnh.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim
Suy tim có thể xảy ra mạn tính hoặc xuất hiện đột ngột gọi là suy tim cấp.
Suy tim mạn tính:
– Khó thở xảy ra khi gắng sức hoặc khi nằm.
– Mệt mỏi.
– Phù chân.
– Hồi hộp tim đập nhanh.
– Giảm khả năng gắng sức.
-Tăng cân do giữ nước.
Suy tim cấp:
– Triệu chứng tương tự suy tim mạn tính, tuy nhiên diễn biến đột ngột và tiến triển nặng nhanh.
– Đột ngột khó thở, thở nhanh.
-Hồi hộp, nhịp tim nhanh.
– Đau ngực nếu suy tim cấp do nhồi máu cơ tim.
Nguyên nhân gây bệnh suy tim
Suy tim do rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm tổn thương và suy yếu khả năng co giãn của tim dẫn đến tim không thể duy trì bơm máu đủ theo nhu cầu cơ thể:
– Bệnh động mạch vành: Mạch vành là mạch cấp máu cho tim khi bị hẹp, tắc làm tổn thương tế bào cơ tim.
– Tăng huyết áp: Là áp lực của máu do tim bơm vào động mạch. Khi tăng huyết áp làm tim hoạt động nhiều hơn kéo dài dẫn đến dày thành tim do đó làm giảm khả năng giãn và co bóp đẩy máu đi.
– Bệnh van tim: Van tim có vai trò đóng mở để máu đi theo một chiều, các tổn thương van tim làm việc nhiều hơn dẫn đến suy yếu.
– Bệnh gây tổn thương cơ tim: Bệnh cơ tim bao gồm các tổn thương do nhiễm trùng, nghiện rượu, tác dụng phụ của thuốc và hoá chất, các bệnh tự miễn.
– Viêm cơ tim: viêm gây tổn thương các cơ tim thường do virus.
– Bệnh tim bẩm sinh: do các bất thường cấu trúc của tim làm tim hoạt động nhiều hơn để duy trì lượng máu nuôi cơ thể kéo dài dẫn đến suy tim.
– Rối loạn nhịp: rối loạn nhịp làm tim đập quá nhanh gây suy tim.
– Các bệnh khác: thiếu máu, bệnh cường giáp, suy giáp…
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh suy tim
Một yếu tố nguy cơ cũng có khả năng gây suy tim nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ suy tim:
– Tăng huyết áp.
– Bệnh động mạch vành.
– Đái tháo đường.
– Hội chứng ngừng thở khi ngủ.
– Bệnh tim bẩm sinh.
– Virus, rượu, thuốc có thể làm tổn thương cơ tim.
– Bệnh thận.
Chẩn đoán bệnh suy tim
Khai thác kỹ tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ và khả năng gắng sức.
Khám nghe tim phát hiện các nguyên nhân gây suy tim như tăng huyết áp, các bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh.
Khám phát hiện các dấu hiệu suy tim như: phù chi, tĩnh mạch cổ nổi, gan to.
Thực hiện các xét nghiệm:
– Xét nghiệm máu: BNP trong chẩn đoán suy tim và theo dõi suy tim.
– Điện tâm đồ: Giúp chẩn đoán các rối loạn nhịp, các tổn thương cơ tim do nhồi máu cơ tim là các nguyên nhân gây suy tim.
– Siêu âm tim: Giúp đánh giá khả năng co bóp và giãn nở của tim đây là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi suy tim. Siêu âm tim còn giúp phát hiện các nguyên nhân gây suy tim như nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, tim bẩm sinh.
– Chụp CT và cộng hưởng từ tim
+ Giúp xác định các nguyên nhân gây suy tim
+ Giúp đánh giá chính xác chức năng co bóp của tim
Phân loại suy tim: Tuỳ theo mức độ khó thở, theo mức độ gắng sức người ta chia làm 4 mức độ suy tim.
Biến chứng bệnh suy tim
– Tổn thương thận và suy thận: suy tim làm giảm lượng máu cung cấp cho thận thậm chí gây suy thận.
– Ảnh hưởng đến van tim: suy tim có giãn buồng tim có thể gây hở van tim.
– Tổn thương gan: suy tim làm ứ máu ngoại biên, ở gan làm tăng áp lực có thể dẫn đến xơ gan.
– Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: suy tim làm dòng máu chảy chậm có thể dẫn đến hình thành cục máu đông làm tăng nguy cơ tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, tắc các mạch tạng khác.
– Đột tử: suy tim có thể dẫn đến rối loạn nhịp gây đột tử.
Điều trị bệnh suy tim
Mục tiêu: kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể.
Digoxin.
Beta blocker.
Lợi tiểu.
Phẫu thuật và can thiệp tim mạch.
Điều trị các nguyên nhân gây suy tim:
Phẫu thuật cầu nối chủ vành.
Phẫu thuật thay van hoặc sửa chữa thay van.
Cấy máy phá rung.
Tái đồng bộ cơ tim.
Dụng cụ hỗ trợ thất.
Thay tim.
Thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm triệu chứng suy tim và cải thiện tình trạng bệnh:
– Bỏ thuốc lá, thuốc lào: hút thuốc làm tổn thương hệ thống mạch máu là các nguyên nhân gây suy tim.
– Kiểm tra cân nặng hằng ngày.
– Chế độ ăn giảm muối. Ăn chế độ ăn nhiều muối gây giữ nước làm gánh nặng cho tim, khó thở, phù chân. bệnh nhân suy tim chế độ ăn giảm dưới 2000 mg mỗi ngày
– Duy trì trọng lượng khoẻ mạnh: nếu bạn thừa cân, chế độ ăn kiêng để đạt cân nặng lý tưởng.
– Hạn chế mỡ và cholesterol: Chế độ ăn nhiều mỡ và cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành là nguyên nhân dẫn đến suy tim.
– Hạn chế rượu và dịch: bạn không nên uống rượu nếu bạn đã bị suy tim. Nó có thể tương tác với thuốc điều trị suy tim, giảm khả năng co bóp của cơ tim, gây rối loạn nhịp. Nếu bạn suy tim nặng các bác sĩ khuyên nên hạn chế lượng dịch.
– Hoạt động: hoạt động ở mức độ trung bình giữ cân nặng lý tưởng, giảm nhu cầu của cơ tim. Trước khi bạn bắt đầu tập bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về chương trình tập luyện và các chương trình phục hồi chức năng tim mạch.
– Giảm stress, khi bạn lo lắng nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. điều này làm suy tim nặng hơn.
– Ngủ: nếu khó thở về đêm bạn có thể để giường nghiêng cao đầu góc 45o.
Dự phòng bệnh suy tim
Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: THA, bệnh mạch vành, bệnh van tim..
Thay đổi lối sống:
– Bỏ thuốc lá.
– Kiểm soát tình trạng THA, rối loạn cholesterol máu, đái tháo đường.
– Hoạt động thể lực.
– Chế độ ăn khoẻ mạnh.
-Giữ cân nặng lý tưởng.
-Giảm stress.
CNTTCBTG – Bệnh viện Bạch Mai
Chưa có bình luận.