Khi mà nhựa cũng có thể thành thức ăn thì không có gì là không thể.
Bạn cảm thấy mệt mỏi với việc có quá nhiều túi nilon trong nhà và bạn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ dùng đến chúng, nhưng bạn lại không muốn vứt chúng đi vì tin rằng mình là một người biết bảo vệ môi trường? Nhà phát minh người Áo Katharina Unger sẽ giúp bạn giải quyết những thứ này bằng cách biến chúng thành những thức ăn bổ dưỡng và hoàn toàn không độc hại, tất cả nhờ vào 2 loại nấm phân hủy nhựa đặc biệt.
Với cái tên Fungi Mutarium, công nghệ này đã xuất hiện trong vài năm gần đây và giờ đây Katharina đang làm việc với các nhà vi sinh học tại đại học Utrech (Hà Lan) để tìm hiểu xem họ có thể sử dụng bao nhiêu loại nấm cũng như làm thế nào để tăng hiệu quả của quá trình phân hủy. Cô cũng có biết ý tưởng này xuất phát từ việc trả lời câu hỏi làm sao để phân hủy rác thải nhựa 1 cách hiệu quả và một người bạn của cô nói rằng “ước gì mấy cái túi nilon này có thể ăn được thì tốt nhỉ”.
Ăn nhựa – tại sao không?
Lúc đó, Katharina đang đọc một báo cáo năm 2012 về một phát hiện của đại học Yale về việc tìm ra loại nấm Pestalotiopsis microspora tại rừng nhiệt đới của Ecuado có khải năng bẻ gãy cấu trúc của polyurethane – thành phần chính của khá nhiều các sản phẩm nhựa hiện nay trên thế giới. Không chỉ có thể sống 1 cách bình thường trên polyurethane, loại nấm này hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh trong môi trường kỵ khí.
Sau khi dành tới 2 năm để tìm hiểu, Katharina Unger phát hiện ra rằng chủng nấm ăn nhựa lại phổ biến hơn những gì người ta nghĩ và cô tìm thấy 2 loại nấm phù hợp với dự án của mình. Đó là Pleurotus ostreatus (còn gọi là nấm sò) và Schizophyllum commune (nấm chân chim, vốn được liệt kê là thứ không ăn được ở Anh, Mỹ nhưng lại phổ biến tại Ấn Độ và Mexico).
Quay trở lại với thiết bị của Katharina Unger, nó bao gồm rất nhiều những chiếc cốc nhỏ làm từ thạch rau câu, tinh bột và đường. Bên trong những chiếc cốc là các lát cắt nhựa đã được khử trùng bằng tia cực tím. Những sợi nấm của 2 loại nấm trên sẽ được thả vào trong những chiếc cốc này, chúng sẽ phát triển nhờ vào việc phân hủy nhựa và hấp thụ chất dinh dưỡng có trong thành cốc. Sau vài tháng, chúng ta sẽ có một cốc làm từ thạch rau câu chứa bên trong những sợi nấm trắng ăn được và hoàn toàn bổ dưỡng – ít nhất là dựa trên lý thuyết vì công đoạn thử nghiệm vẫn đang tiến hành những giai đoạn cuối.
Thực tế, bản thân Katharina Unger thừa nhận rằng phiên bản thử nghiệm của thiết bị này nhiều khả năng sẽ không thể trở thành một sản phẩm hoàn thiện. Chính vì thế, cô và các đồng nghiệp vẫn đang cố gắng nghiên cứu để tạo ra một phiên bản ưu việt thực sự để chuyển túi nhựa thành thức ăn trong vài ngày thay vì vài tháng như hiện nay.
Tham khảo ScienceAlert
Nguồn: GenK
Chưa có bình luận.