Thứ Hai, 14/10/2024 | 16:22

Các bộ phận của cây khế đều có những công dụng điều trị bệnh hiệu quả. Nhưng để đảm bảo an toàn khi sử dụng khế cần lưu ý những điều sau.

Cây khế còn có tên gọi khác là ngũ liêm từ, khế giang, dương đào, từ lâu các bộ phận của cây khế được sử dụng để làm thuốc điều trị nhiều bệnh.

Lá khế có vị chua, chát, tính bình nên sử dụng lá khế tươi hay đã được phơi khô đều mang lại nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh như: mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, lở sơn, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc. Hoa khế tươi còn có công dụng điều trị kinh giản ở trẻ em, ho, ho gà.

Ngoài ra, quả khế có vị chua, ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu độc, chống viêm chữa viêm họng, lở sơn, làm sởi chóng mọc, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường tiêu hóa như bệnh nhu động ruột bất thường, chứng khó tiêu, hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ngăn ngừa các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, duy trì sinh lực cho cơ thể, giảm đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng mà còn giúp giảm đau khớp, giảm chuột rút, kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, trị ho, ngăn ngừa ung thư, kiểm soát đường huyết, trị trứng cá và làm mờ vết sẹo,… Để khế phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe trong quá trình sử dụng cần lưu ý những điều quan trọng sau:

+ Khi sử dụng lá khế khô trong một số bài thuốc trị bệnh chỉ nên sử dụng lá khế khô có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định chất lượng, lá khế khô được bảo quản tốt, không xuất hiện dấu hiệu nấm mốc, có mùi lạ.

+ Các bài thuốc có thành phần khế cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định bác sĩ chuyên môn, tuyệt đối không lạm dụng quá nhiều gây tác dụng phụ.

+ Một số người bị bệnh thận, suy thận không nên sử dụng quả khế bởi khế có chứa một số độc tố nhưng với những người mắc bệnh thận không thể chuyển hóa hết chất độc sẽ khiến cho chất độc này tích tụ lại trong cơ thể con người sẽ gây ngộ độc trong trường hợp nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương.

+ Không ăn khế sau khi uống thuốc.

+ Trẻ em trong giai đoạn phát triển, người có nguy cơ bị loãng xương cao không nên dùng quá nhiều khế. Vì trong quả khế có chứa axit oxalic sẽ gây cản trở sự hấp thu canxi từ các thực phẩm khác.

+ Quả khế nên chọn những quả căng mọng, không bị dập nát, thối hỏng hay bị bệnh, được trồng theo phương pháp hữu cơ.

+ Một số người bị cao huyết áp, đái tháo đường nên chú ý trước khi ăn.

+ Axit oxalic chứa trong khế cao, là chất dễ tích tụ trong cơ thể con người, ăn khế quá nhiều trong thời gian dài dễ dẫn đến hình thành sỏi.

+ Những người có tỳ vị hư hàn, dạ dày ăn khế sẽ làm nặng thêm chứng khó tiêu và ảnh hưởng không tốt đến cảm giác thèm ăn.

+ Hoa khế sử dụng trị bệnh cần lựa chọn hoa còn tươi, hoa không bị nhiễm hóa chất, hoa không bị nhiễm sâu bệnh, nấm hại.

+ Không nên dùng quá nhiều khế chua cho những người mắc bệnh dạ dày vì khế chua chứa rất nhiều axit và hạn chế ăn lúc đói.

+ Chỉ nên bổ sung với liều lượng vừa phải để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

+ Trong quá trình điều trị các vấn đề sức khỏe người bệnh cần đảm bảo việc theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân một cách thường xuyên. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần thông báo ngay cho bác sĩ được biết để có thể xác định tình trạng cụ thể, tìm ra nguyên nhân có biện pháp khắc phục kịp thời.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bài thuốc chữa bệnh cực hay từ cây khế

Hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản khế

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây khế

Hướng dẫn cách trồng khế tại nhà chuẩn xác

Những bài thuốc trị bệnh hay từ cây mật nhân

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook