Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:22

Ở Mỹ tăng huyết áp chiếm tỉ lệ hơn 20% dân số trên 15 tuổi. Khi tuổi thọ trung bình tăng kèm theo tỉ lệ bệnh lý chuyển hoá và tăng huyết áp sẽ trở thành vấn đề lớn của chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Chẩn đoán:

Nếu đo huyết áp ở bệnh nhân tư thế ngồi, bệnh nhân được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước đó. Bệnh nhân ngồi ngay ngắn, tay đặt lên mặt bàn ở tư thế ngang tim. Đo tối thiểu 2 lần. Huyết áp tâm thu là khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên.Huyết áp tâm trương là khi nghe tiếng đập biến mất. Đo 2 lần liên tiếp và lấy trung bình sẽ được huyết áp bệnh nhân.

Có thể đo huyết áp tư thế đứng khi có nghi ngờ bệnh nhân có hạ huyết áp tư thế. Khi huyết áp tâm thu khi đứng < 20mmHg so với huyết áp tâm thu tư thế nằm thì được coi là hạ huyết áp tư thế. Khi bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế sẽ làm tăng nguy cơ đột tử do tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

+Đo huyết áp liên tục:

Đo huyết áp 24 giờ có giá trị loại trừ tăng huyết áp (áo choàng trắng) do tâm lý bệnh nhân. Ngoài ra còn giúp cho việc đánh giá tác dụng điều trị có tốt hay không một cách rõ ràng và chính xác. Bình thường huyết áp khi ngủ giảm 10-20% so với lúc thức, ở người huyết áp khi ngủ không giảm sẽ tăng nguy cơ gây biến chứng tim mạch. Trị số đo huyết áp liên tục cho giá trị tương quan chặt chẽ với tổn thương mô đích hơn là đo huyết áp thông thường.

+Tự đo huyết áp :

– Tự đo huyết áp tại nhà giúp bệnh nhân đánh giá chính xác huyết áp hơn do loại trừ nguy cơ “áo choàng trắng”.

– Giúp bệnh nhân đạt tới kết quả điều trị huyết áp.

– Dụng cụ đo huyết áp tại nhà phải được kiểm tra độ tin cậy thường xuyên.

– Huyết áp lớn hơn 135/85mmHg được coi là tăng huyết áp.

+Thăm khám bệnh nhân:

– Đánh giá lối sống và phát hiện các yếu tố nguy cơ tim mạch.

– Phát hiện những rối loạn ảnh hưởng tới kết quả điều trị và tiên lượng.

– Phát hiện nguyên nhân tăng huyết áp

– Tiến hành các thăm dò và các xét nghiệm thường quy để đánh giá tình trạng chung của bệnh nhân.

+Các xét nghiệm thường quy nên làm :

– Điện tâm đồ

– Tổng phân tích nước tiểu

– Đường huyết, HbA1c

– Kali huyết, urê, Creatinin huyết.

– Canxi huyết

– Mỡ máu (Cholesterol, triglyceride, LDL,HDL)

– Các thăm dò tìm nguyên nhân tăng huyết áp.

2.2. Phân loại tăng huyết áp: (5NC 7/2003)

Phân loại nguy cơ theo hướng dẫn WHO/ISH

 Các yếu tố nguy cơ tim mạch

a. Các yếu tố nguy cơ chính:

– Tăng huyết áp

– Hút thuốc lá

– Béo phì BMP>27

– ít tập thể dục

– Rối loạn Lipit máu

– Đái tháo đường

– Có vi đạm niệu

– Nam >55 tuổi, nữ >65 tuổi

– Tiểu sử gia đình có bệnh lý tim mạch

b. Tổn thương cơ quan đích:

– Tim

– Phì đại thất trái

– Tiền sử nhồi máu cơ tim, đau ngực

– Tiền sử tái lưu thông mạch vành, cầu nối

– Suy tim

– Bệnh lý não do tăng huyết áp

– Thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ.

– Bệnh lý suy thận mãn.

– Bệnh lý động mạch ngoại biên

– Bệnh lý võng mạc

– Hội chứng chuyển hoá

PGS Ts Đỗ Trung Quân-Bệnh viện Bạch Mai

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook