Thứ Năm, 11/01/2018 | 12:30

Sinh non có nguy hiểm không và mức độ nguy hiểm đến đâu là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, vậy các mẹ bầu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin ngay dưới đây nhé!

Những dấu hiệu sinh non thường gặp là gì?

Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây trước 36 tuần thai:

Tăng tiết dịch âm đạo.

Dịch âm đạo có thay đổi bất thường như chảy nước, dịch nhầy hoặc có máu, cả khi chỉ có màu hồng hoặc lẫn một chút máu.

Chảy máu hoặc rỉ máu âm đạo.

Đau bụng, đau rút như khi có kinh, hoặc co thắt nhiều hơn 4 lần/giờ, ngay cả khi không gây đau.

Tăng áp lực vùng khung xương chậu, cảm giác như bé đang tụt xuống.

Đau vùng lưng dưới, nhất là khi bạn không bị đau lưng trước đó.

Những triệu chứng sinh non này có thể dễ nhầm lẫn, chẳng hạn cảm giác áp lực vùng khung xương chậu hoặc đau vùng lưng dưới cũng xảy ra ở thai kỳ phát triển bình thường và co thắt sớm có thể chỉ là những co thắt vô hại. Tuy vậy, tốt hơn hết nên gọi bác sĩ nếu có điều gì bất thường hoặc những dấu hiệu khiến bạn lo lắng.

Nên làm gì nếu nghĩ rằng mình sắp sinh non?

Nếu bạn có những dấu hiệu sinh non kể trên hoặc nhận thấy mình đang bị rỉ nước ối, gọi cho bác sĩ và nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra thêm. Tại đó, bác sĩ sẽ theo dõi sự co thắt cổ tử cung, kiểm tra nhịp tim của bé, kiểm tra nước tiểu của bạn để tìm dấu hiệu viêm nhiễm cũng như kiểm tra xem màng ối có bị vỡ chưa. Họ có thể lấy mẫu cổ tử cung và âm đạo của bạn để gửi đi xét nghiệm tìm bệnh nhiễm trùng và thử fibronectin của bào thai (fFN).

Sinh non có nguy hiểm không?

Thử nghiệm này phân tích chất lỏng cổ tử cung và âm đạo của thai phụ để kiểm tra hàm lượng protein fibronectin, thành phần giúp túi ối gắn với niêm mạc tử cung. Trong giai đoạn 23 đến 33 tuần thai, mức fFN cao có nghĩa là “chất keo” này phân hủy trước thời hạn do co thắt hoặc tổn thương trong túi ối. Kết quả âm tính được hiểu là bạn ít có khả năng sẽ sinh trong một hoặc hai tuần tới. Như thế, bạn có thể yên tâm và bác sĩ không phải thực hiện các biện pháp điều trị không cần thiết.

Kịp thời xử lý khi thấy dấu hiệu sinh non

Khi thấy những dấu hiệu trên xuất hiện, mẹ phải lập tức đến ngay bệnh viện hoặc bác sĩ thường xuyên thăm khám cho bạn. Tại đó, bác sĩ sẽ theo dõi sự co thắt cổ tử cung, kiểm tra nhịp tim của bé, kiểm tra nước tiểu của bạn để tìm dấu hiệu viêm nhiễm cũng như kiểm tra xem màng ối có bị vỡ chưa.

Từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 33 của thai kỳ, bác sĩ có thể lấy mẫu cổ tử cung và âm đạo của bạn để gửi đi xét nghiệm tìm bệnh nhiễm trùng và thử mức fibronectin (FFN) của bào thai. Mức FFN cao điều đó có nghĩa là chất keo giúp túi ối gắn kết với niêm mạc tử cung đã phân hủy trước thời hạn do co thắt hoặc tổn thương trong túi ối. Như thế khả năng sinh non sẽ là điều bạn phải đối mặt.

Rủi ro gặp phải với trẻ sinh non

Sức khỏe của trẻ sinh non phụ thuộc rất nhiều vào tuổi thai. Càng gần đến thời điểm thai đủ tuổi, khả năng sống sót của bé càng cao và ít khả năng mắc bệnh hơn.

Thông thường, những trẻ sinh non đã đủ 33 – 36 tuần dù có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bé đủ tháng nhưng sẽ không gặp những vấn đề nghiêm trọng.

Các rủi ro mà bé có thể gặp phải khi mẹ chuyển dạ sớm:

– Bé có thể bị ngạt ngay trong bụng mẹ hoặc trong giai đoạn sơ sinh.

– Thân nhiệt của bé bị rối loạn.

– Trẻ sinh non có khả năng bị suy hô hấp vì thiếu surfactant, một chất chỉ có khi thai nhi đủ tháng với nhiệm vụ giữ cho phế quản phổi khi thở ra không bị xẹp.

– Do sức đề kháng yếu nên trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng, nặng hơn có thể dẫn đến “sốc” và tử vong.

– Có đến 80% trẻ sinh non nhẹ cân (dưới 1,5 kg) mắc bệnh vàng da. Lý giải điều này là do gan của trẻ chưa phát triển đầy đủ để đảm nhận vai trò chuyển hóa bilirubin thành phân và nước tiểu ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy, chất này bị ứ đọng lại và gây ra vàng da.

– Trẻ có thể mắc các rối loạn tiêu hóa: nôn ói thường xuyên, nôn trớ, tiêu chảy, trướng bụng, hoại tử ruột.

– Rối loạn huyết học

– Bệnh lý thần kinh biểu hiện bằng các cơn co giật tứ chi, mắt trợn tròng, quẹo cổ. Những triệu chứng này đều phản ánh sự phát triển bất thường của hệ thần kinh và thể lực của trẻ.

– Trẻ có nguy cơ bị mù vì dễ mắc bệnh võng mạc

– Nhiễm trùng da kéo theo nhiễm trùng máu

– Chậm tăng trưởng thể chất v.v…

Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook