Thứ Ba, 05/12/2017 | 14:22

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là những người có thói quen ăn hàng, quán…Khi ngộ độc xảy ra, những người thân trong gia đình hoặc người xung quanh cần nắm rõ các phương pháp xử lý khoa học sau.

Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm

– Buồn nôn, nôn.

– Tiêu chảy.

– Đau bụng quằn quại.

– Nhức đầu, có thể sốt hoặc không.

– Ngoài ra có thể xuất hiện các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ…

Nguy cơ: Sau khi ngộ độc vài phút, vài giờ, thậm chí 1 ngày sau khi ăn người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê.

Phương pháp xử lý khi bị ngộ độc

Kích thích nôn, ói

Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng trước 46 giờ (thức ăn vẫn còn trong dạ dày) người bệnh. Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo, cần kích thích cho bệnh nhân càng ói nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ngộ độc ra ngoài và có thể kích thích bằng cách ngoáy nhẹ họng hay cho uống nước muối loãng.

Đối với những bệnh nhân bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc thức ăn và làm tắc đường thở cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc.

Bù nước, chất điện giải

– Ngưng sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc.

– Không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì làm chậm việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể (Trẻ nhỏ dễ dẫn đến hội chứng lồng ruột hay liệt ruột rất nguy hiểm).

– Bù nước bằng dung dịch điện giải (oresol), cho uống than hoạt tính từ 5-10g (nếu có) để hấp thụ chất độc.

– Trường hợp bệnh nặng phải chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay.

Lời kết

Để tránh những hậu quả do ngộ độc thực phẩm gây ra, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trong đó, chú trọng khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm: chọn những thực phẩm có nguồn gốc an toàn, tươi mới, sơ chế sạch trước khi chế biến, có thể ngâm nước muối để loại bỏ bớt độc tố trong rau, trái cây, thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

 

Theo soha.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook