Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:22

Tăng cân quá mức và bệnh béo phì hiện nay là một bệnh về dinh dưỡng thường gặp nhất và mang tính chất toàn cầu. Đối với các nước phát triển cho thấy tỷ lệ mới mắc và tần xuất của bệnh tăng rõ rệt theo thời gian.

Chẩn đoán và phân loại:

1. Lâm sàng:

a. Hỏi bệnh:

* Xuất hiện và diễn biến của béo phì: cân nặng lúc sinh và thời gian bắt đầu tăng cân, thời gian ngừng hút thuốc lá, chơi thể thao hay không, cường độ và loại thể thao đang chơi…

– Giai đoạn nào tăng cân, giảm cân, ổn định, cân nặng tối đa đã đạt được.

– Số lần tác dụng của phương pháp làm giảm cân trước đó.

– Hiện tại: cân nặng, phương pháp giảm cân được áp dụng ..

– Tiền sử gia đình: béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh chuyển hoá khác…

* Chế độ ăn: rất cần thiết để tiên lượng hậu quả điều trị bằng ăn kiêng.

– Chất lượng thức ăn: mỡ, thịt, rau (chú ý mỡ bão hoà)

– Ăn thêm nhiều bữa: chủ yếu ăn thêm Glucid.

– Cơn thèm ăn vô độ.

– Ăn quá nhiều trong các bữa.

* Tiêu tốn năng lượng:

– Nghề nghiệp và hoạt động xã hội.

– Chơi thể thao.

* Diễn biến tâm lý: để xác định tính mềm dẻo trong chế độ ăn kiêng:

– Nhu cầu giảm cân.

– Yếu tố xã hội: hoà nhập.

– Tài chính.

b. Khám:

– Xác định chẩn đoán ( cân nặng, chiều cao).

– Chẩn đoán phân biệt.

– Phân độ béo phì.

– Đo huyết áp.

– Tìm biến chứng.

2. Xét nghiệm:

a. Xét nghiệm cơ bản: đường huyết lúc đói và 2 giờ sau ăn , thành phần mỡ máu( Cholesterol, Triglyxeride, HDL, LDL ) A. uric , creatinin và tuỳ theo nguyên nhân có xét nghiệm phù hợp.

b. Phương pháp xác định béo phì:

+ Theo lý thuyết:

– Đo tỷ trọng cơ thể(dùng Hêlium).

– Siêu âm, cắt lớp vi tính : tính độ dày lớp mỡ dưới da.

– Nghiên cứu chuyển hoá nước, điện giải bằng đồng vị phóng xạ trong cơ thể.

+ Phương pháp nhân trắc học : áp dụng rộng rãi

– Đo nếp da vùng cơ tam đầu bằng dụng cụ đặc biệt:

Béo phì :  Nam > 20 mm. Nữ > 25 mm.

– Đo tỷ lệ vòng eo/ hông: (ngang rốn/ ngang háng chỗ to nhất).

Béo phì:    Nam > = 1.  Nữ > = 0.85.

+ Công thức dùng để ước lượng béo phì:

– Công thức Lorentz : cân nặng lý tưởng.

P= T(cm) – 100 – ( T(cm) – 150 )/ N N : 2 ở nữ. 4 ở nam.

Theo công thức này thì béo phì dược xác định khi P > 20% cân nặng lý tưởng.

+ Chỉ số khối cơ thể: đây là chỉ số chủ yếu được dùng để đánh giá béo phì và tỷ số tương hợp với khối mỡ cơ thể.

BMI (Body Mass Index) hay chỉ số Quetelet. Là chỉ số thường áp dụng trong lâm

sàng .

BMI = cân nặng(kg)/ chiều cao(m 2).

Theo số liệu của viện dinh dưỡng Hà nội: Người 26 – 40 tuổi sống tại miền bắc.

BMI ở nam : 19,72 ± 2,81. ở nữ    : 19,75 ± 3,14.

Theo WHO : người bình thường :     BMI : 25 (23 – 25 ) ở nam. BMI : 21 (18,7 – 23,8 ) ở nữ. BMI > 25 : quá cân. BMI > 27 : Béo phì.

3. Chẩn đoán phân biệt:

+ Phù : suy tim, hội chứng thận hư, xơ gan . . .

+ Hội chứng Cushing : lớp mỡ tập trung ở vùng trung tâm (mặt, cổ, thân).

+ Khối u mỡ : không có tăng cân, khối u khu trú một vị trí có thể to gây biến dạng.

4. Phân loại:

+ Phân độ béo phì:

Phânloại BMI theo WHO 1998

Phân loại theo sự phân bố khối mỡ :sự phân bố khối mỡ này có vai trò của cơ địa di truyền và yếu tố môi trường chi phối.

Béo phì dạng nam:

Mô mỡ chiếm ưu thế phần trên cơ thể , bụng và các tạng. Dễ có các biến chứng chuyển hoá và tim mạch. Tỷ lệ vòng eo/ vòng hông ≥ 1.

PGS. TS. Đỗ Trung Quân (Bệnh viện Bạch Mai)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook