Thứ Tư, 06/12/2023 | 16:10

Cúm gà hay còn gọi là bệnh ho gà kèm theo các triệu chứng ho, sốt, đau họng, người mệt mỏi… Bệnh bùng phát do các loại virus cúm, đặc biệt là virus cúm A và B gây ra sự bùng phát của dịch do đột biến virus. Ngược dòng thời gian, lịch sử đã chứng minh virus cúm có khả năng biến đổi gen, tạo ra các dạng mới có thể không được miễn dịch cộng đồng.

Triệu chứng phổ biến nhất của cúm gà là ho, những cơn ho kéo dài trong một thời gian kèm theo sốt cao từ 38-40 độ C. Sau đó người bệnh cảm thấy đau họng, khó nuốt gây khó khăn trong ăn uống. Những cơn ho thường xuyên khiến người bệnh cảm thấy đau rát họng, mệt mỏi, cơ thể rệu rã cảm giác như không còn năng lượng.

Một số trường hợp đau cơ, đau đầu, chảy nước mũi ngạt mũi. Những triệu chứng này thường xuất hiện và phát triển nhanh trong thời gian vài ngày đến một tuần. Một số trường hợp nặng có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi thậm chí tử vong, đặc biệt là người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu.

Nguyên nhân gây bệnh cúm gà do virus cúm A và B. Đây là hai loại virus dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các giọt nước bắn ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi sau đó xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, bao gồm mũi, miệng, họng và qua các bề mặt, vật dụng mà người bệnh cúm tiếp xúc có chứa vi rút. Khi tiếp xúc với những vật dụng chứa vi rút rồi lại chạm vào mắt, mũi, miệng vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể.

Theo thời gian, vi rút cúm có khả năng biến đổi gen khiến vắc xin trở nên không hiệu quả hoặc tạo ra các dạng mới của vi rút mà hệ miễn dịch chưa từng gặp phải, gây ra các đợt dịch bệnh mới. Ngoài ra sự di chuyển của người dân trong xã hội hiện đại cũng là nguyên nhân thuận lợi cho vi rút lan truyền nhanh chóng từ nơi này sang nơi khác.

Để đề phòng và ngăn ngừa bùng phát dịch cúm gà trên diện rộng, các chuyên gia khuyên cáo người dân cần tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm để tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và làm giảm độ nghiêm trọng nếu không may mắc bệnh. Tạo thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch tối thiểu trong 20 giây, rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh, tránh chạm tay vào mặt, mũi, miệng khi tay không sạch..

Đeo khẩu trang thường xuyên ở những nơi đông người như trường học, công sở, bệnh viện, bến tàu xe, rạp chiếu phim…đặc biệt không tiếp xúc trực tiếp với những người bị cúm để giảm nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và nói không với stress để tăng cường hệ miễn dịch…bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ dịch bệnh.

Cúm gà do virus gây ra cho các loài gia cầm hoặc chim và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và hiên tại đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngược dòng lịch sử, năm 1918-1919 đại dịch cúm tại Tây Ban Nha bùng phát đã gây ra cái chết cho hàng triệu người.

Tốc độ lây lan nhanh và sự nghiêm trọng của các biến chứng mang tên “cúm Tây Ban Nha” là nỗi ám ảnh và là một minh chứng về sự tàn phá ghê gớm của dịch bệnh và sức mạnh của virus cúm khiến cho hàng triệu người trên thế giới thiệt mạng.

Đến thời điểm hiện tại, không một quốc gia nào khẳng định có đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này vì vậy việc phòng bệnh, tiêm phòng cúm hàng năm, giữ gìn sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ bản thân và gia đình nói không với dịch bệnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Phòng ngừa các bệnh hô hấp mùa đông xuân như thế nào?

Những sai lầm điều trị cúm tại nhà khiến bệnh nặng hơn

9 thực phẩm nên ăn khi bị cúm, 4 điều nên tránh

Bệnh cúm

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook