Thứ Sáu, 29/07/2022 | 15:47

9 thực phẩm nên ăn khi bị cúm, 4 điều nên tránh khi bị cúm

Khi bị cúm rất có thể bạn sẽ giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên để cơ thể phục hồi nhanh chóng và vượt qua bệnh cúm bạn lại cần một chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung những thực phẩm nên ăn khi bị cúm, ăn đúng lạo thực phẩm để có được nhiều năng lượng cho cơ thể nhưng lại không phải ăn quá nhiều.

Cung cấp đủ nước

Rất dễ bị mất nước khi bị cảm cúm. Bạn không chỉ ăn và uống ít hơn, giảm lượng nước tổng thể mà còn mất nước theo mồ hôi khi bị sốt. Cung cấp đủ nước sẽ giúp thúc đẩy chức năng tổng thể của cơ thể. Chất lỏng cũng có thể giúp phá vỡ tắc nghẽn trong cơ thể.

Khi nói đến đồ uống cung cấp nước, nước đung sôi đứng số một. Nó cũng hoạt động như một chất giải độc tự nhiên cho cơ thể. Nếu bạn không thích nước hoặc đang tìm kiếm thứ gì đó có nhiều hương vị hơn, bạn cũng có thể uống:

•Nước dùng

•Trà gừng

•Trà thảo mộc mật ong

•Mật ong và trà chanh (pha các phần bằng nhau với nước nóng)

•100% nước trái cây (tìm các sản phẩm không có thêm đường)

Đồ uống thể thao ít đường hoặc đồ uống có chứa chất điện giải khác, chẳng hạn như Pedialyte cũng có thể được xem xét nếu bị mất nước. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng Pedialyte dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mặc dù không nhiễm bệnh cúm theo mùa, nhưng nôn mửa, tiêu chảy là những triệu chứng có thể đảm bảo việc sử dụng chất điện giải.

Thực phẩm phòng ngừa bệnh cúm

Thức ăn là thứ cung cấp cho cơ thể năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động. Tuy nhiên, cần ăn các loại thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.

Cân nhắc ăn những thực phẩm nên ăn khi bị cúm

1. Nước dùng

Cho dù bạn thích thịt gà, thịt bò hay rau, nước dùng là một trong những thứ tốt nhất có thể ăn khi bị cúm. Có thể ăn nó ngay khi các triệu chứng bắt đầu cho đến khi bạn hồi phục hoàn toàn. Nước dùng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, các yếu tố ấm có thể giúp làm dịu cơn đau họng, giảm tắc nghẽn.

2. Súp gà

Súp gà theo truyền thống được coi là món nên ăn khi ốm. Mặc dù thiếu bằng chứng khoa học để chứng minh các đặc tính chữa bệnh của nó, nhưng nó dễ nuốt.

Súp gà là một nguồn cung cấp chất lỏng, chất điện giải tốt để ngăn ngừa quá trình hydrat hóa. Thịt gà cung cấp cho cơ thể một lượng protein, kẽm. Súp cũng cung cấp một lượng vitamin A từ cà rốt, vitamin C từ cần tây, hành tây, chất chống oxy hóa từ các loại thảo mộc.

3. Tỏi

Tỏi được biết đến như một chất tạo hương vị thực phẩm, nhưng nó thực sự đã được sử dụng trong y học hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh trong nhiều thế kỷ qua. Mặc dù dữ liệu có hạn, nhưng kết quả từ một nghiên cứu nhận thấy việc sử dụng các chất bổ sung tỏi ở người lớn bị cúm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

4. Sữa chua

Sữa chua là một nguồn cung cấp men vi sinh tốt. Probiotics là vi khuẩn “tốt” có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch.Nghiên cứu ở chuột phát hiện ra rằng chế phẩm sinh học có thể giúp rút ngắn thời gian của bệnh cúm. Nêu được nên sử dụng sản phẩm lên men nguyên chất, không đường

5. Trái cây, rau quả chứa vitamin C

Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, điều này đặc biệt quan trọng khi bị ốm. Cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin C hiệu quả hơn từ thực phẩm. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

•Ớt đỏ hoặc xanh

•Cam hoặc nước cam

•Nước bưởi

•Quả kiwi

•Bông cải xanh

Hoặc bổ sung vitamin C

6. Rau xanh

Rau bina, cải xoăn, các loại rau lá xanh khác cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi bị cúm. Chúng là nguồn dinh dưỡng chất lượng để tăng cường miễn dịch như vitamin A, C, E và K. Cân nhắc chế độ ăn nhiều rau xanh hơn, sinh tố trái cây hoặc ăn sống. Chanh và dầu ô liu cũng rất tốt.

7. Bông cải xanh

Bông cải xanh là một nguồn dinh dưỡng có lợi cho cơ thể khi bị cúm. Chỉ ăn một khẩu phần sẽ cung cấp vitamin C, E, canxi và chất xơ tăng cường miễn dịch.

8. Bột yến mạch

Một bát cháo yến mạch nóng có thể là một thực phẩm bổ dưỡng, nhẹ nhàng khi bị cúm. Bột yến mạch là một nguồn dinh dưỡng tốt tăng cường miễn dịch, bao gồm: Đồng, sắt, selen, kẽm, chất xơ, chất đạm

9. Gia vị

Thêm một số loại gia vị vào chế độ ăn uống như gừng, nghệ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Những loại gia vị này có chứa các đặc tính chống viêm có thể giúp phá vỡ tắc nghẽn. Cân nhắc thêm chúng vào trà hoặc nước nóng với chanh.

Những gì để tránh

Hiểu những gì cần tránh ăn khi bị cúm có lẽ cũng quan trọng như việc nên ăn gì. Hãy tránh xa những món sau:

Rượu bia: Điều này làm giảm hệ thống miễn dịch, gây ra tình trạng mất nước.

Chất kích thích, chứa đường: Những món như cà phê, trà đen và soda có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Thêm vào đó, nhiều loại đồ uống này có thể chứa đường.

Thực phẩm chế biến: Cho dù từ chuỗi thức ăn nhanh hay được làm từ hộp, thực phẩm càng được chế biến kỹ càng cơ thể càng nhận được ít chất dinh dưỡng hơn. Với bệnh cúm, cơ thể đang cố gắng tự chữa lành, vì vậy điều quan trọng là phải hỗ trợ quá trình này bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng, toàn phần.

Cần làm gì khi trẻ bị cúm

Người trưởng thành bị cúm cũng giảm cảm giác thèm ăn với trẻ em điều này cũng xảy ra. Trẻ em cũng dễ bị mất nước hơn người lớn vì khối lượng cơ thể thấp hơn. Trẻ em cũng dễ bị mất nước do sốt cao. Đảm bảo rằng cơ thể trẻ được cung cấp nước đầy đủ bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Để ngăn ngừa cảm cúm

Ăn uống lành mạnh quanh năm là một cách tuyệt vời để tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm. Mặc dù không có một chế độ ăn uống tăng cường miễn dịch chính xác nào, nhưng có thể hữu ích khi ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa khác nhau, chẳng hạn như:

•Vitamin C, chẳng hạn như cam, ớt và bưởi

• Vitamin D, chẳng hạn như cá hồi, nấm và sữa tăng cường

• Kẽm, chẳng hạn như hàu, thịt đỏ và ngũ cốc tăng cường

• Selen, chẳng hạn như hải sản, trứng và sữa

• Sắt, chẳng hạn như thịt nạc, đậu trắng và các loại hạt

• Protein, chẳng hạn như đậu, quả hạch và thịt gia cầm

• Men vi sinh, chẳng hạn như kefir, sữa chua và kim chi

• Prebiotics, chẳng hạn như tỏi, hành tây và tỏi tây

Đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay khi về nhà không chỉ phòng chống cúm và còn có thể phòng chống covid.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất

Cách phân biệt nốt phát ban đậu mùa khỉ với bệnh về da khác

Phân biệt giữa bệnh cúm và cảm lạnh

Vắc-xin phòng cúm có thực sự an toàn?

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook