Thứ Năm, 30/01/2020 | 12:16

Một số chủng virus corona nguy hiểm

Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch, virus corona là một họ lớn gồm nhiều chủng virus khác nhau phổ biến trong động vật. Trong một số trường hợp hiếm hoi chúng có thể lây nhiễm từ vật sang người.

Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS)

Virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) là một chủng virus corona có thể gây những triệu chứng nghiêm trọng. Năm 2002, chủng virus này được phát hiện lần đầu tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. SARS lây lan sang 37 quốc gia/vùng lãnh thổ, nhiễm 8.000 người và khiến 750 người chết.

Chủng virus gây bệnh SARS không chỉ gây ra những vấn đề về hô hấp mà còn có thể gây tiêu chảy, mệt mỏi, thở gấp, suy hô hấp, suy thận. Tùy theo tuổi người bệnh, tỉ lệ tử vong vì SARS rơi vào khoảng từ 0-50% số ca nhiễm, những người càng lớn tuổi thì nguy cơ càng cao.

Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)

Một số chủng virus corona khác lây sang người đáng sợ đó là virus Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), lần đầu tiên phát hiện tại Trung Đông năm 2012. Virus này cũng gây ra các vấn đề về hô hấp, nhưng những triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều. Cứ 10 người nhiễm virus này lại có từ 3-4 người chết, theo dữ liệu của CDC (Mỹ). MERS lây ít hơn từ người sang người nhưng có khả năng gây tử vong lớn hơn, giết chết 35% trong tổng số 2.500 người bị nhiễm.

Các nhà khoa học cho rằng dịch MERS khởi đầu từ loài lạc đà, trong khi đó các nhà khoa học nghi cầy hương là loài vật làm bùng phát dịch SARS.

Virus Corona – Virus Vũ Hán

Virus corona mới đang gây sợ hãi vì tốc độ lan truyền. Hiện nay ngoài Trung Quốc đã có 17 quốc gia/ lãnh thổ có người nhiễm bệnh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 28-1 đã nâng mức cảnh báo đối với virus corona mới từ “trung bình” thành mức “cao” mặc dù tỉ lệ chết người của dịch corona mới vào khoảng 3%.  Virus corona là 1 virus thuộc nhóm coronavirus tương tự với SARS và MERS-CoV. Nhưng vì bệnh xuất hiện lần đầu nên những ca bệnh đầu tiên dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường. Hơn nữa coronavirus có khả năng lây nhiễm ngay cả trong giai đoạn ủ bệnh và thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới 14 ngày, bệnh nhân không có bất kỳ 1 biểu hiện triệu chứng nào do vậy do vậy việc kiểm soát dịch khá khó khăn. Những người có virus có thể đi rất xa, tiếp xúc gần với nhiều người.

Trong giai đoạn đầu việc cách ly, giám sát ổ dịch và dự phòng có thể chưa phù hợp dẫn đến sự lan rộng trong ổ dịch và lây truyền sang nhân viên y tế.

Hơn nữa, tình trạng hoảng loạn trong vùng dịch cũng khiến người dân đổ xô đến các bệnh viện để khám, xét nghiệm dẫn đến quá tải và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo tại đó.

Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc cho biết hôm thứ Bảy ngày 25/1/2020 rằng 33 mẫu môi trường được thu thập từ chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán đã cho kết quả dương tính với chủng coronavirus mới. Chúng chủ yếu đến từ các quầy hàng ở khu vực phía tây của chợ, nơi bán động vật hoang dã. Các chuyên gia vẫn chưa xác định được loài động vật nào truyền bệnh cho người, nhưng ít nhất hai nghiên cứu chỉ ra rằng nó có khả năng bắt nguồn từ loài dơi.

Một số niềm hi vọng mới được hé mở

Các nhà nghiên cứu của HKU dựa trên vắc-xin cúm dạng xịt mũi do nhóm của Yuen phát minh trước đây, sửa đổi vắc-xin cúm với một phần kháng nguyên bề mặt của virus Corona, có nghĩa là nó có thể ngăn ngừa virus cúm cũng như virus Corona mới gây viêm phổi cấp. Giáo sư Yuen Kwok-yung, Chủ tịch của các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hồng Kông (HKU), tiết lộ rằng nhóm của ông đang nghiên cứu vắc-xin và đã phân lập được loại virus từ trường hợp bệnh nhân đầu tiên của thành phố.

“Chúng tôi đã sản xuất vắc-xin, nhưng sẽ mất vài tháng để thử nghiệm vắc-xin trên động vật và ít nhất một năm nữa để tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người trước khi đưa vào sử dụng”, ông Yu Yuen nói.

Các nhà khoa học ở Trung Quốc và Mỹ cũng đang gấp rút nghiên cứu sản xuất một loại vắc-xin cho virus Corona mới.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Chuyên gia khuyến cáo loại khẩu trang phòng virus nCoV hiệu quả

+ Thế giới đối phó với virus Corona như thế nào? Cập nhật số ca tăng mới

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook