Thứ Ba, 10/11/2015 | 20:30

Ước tính hàng năm, con số tử vong ở trẻ sơ sinh lên đến 18,000. Vậy làm sao để ngăn chặn nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh ngay từ khi bé chuẩn bị chào đời?

Theo số liệu thống kê trong Báo cáo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Namnăm 2014, cứ 1.000 trẻ em được sinh ra thì có 12 trẻ tử vong trong 4 tuần đầu tiên sau sinh trong tổng số 20 em tử vong trước 5 tuổi. Ước tính hàng năm, con số tử vong ở trẻ sơ sinh lên đến 18,000. Vậy làm sao để ngăn chặn nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh ngay từ khi bé chuẩn bị chào đời?

Không được chăm sóc đúng cách, trẻ sơ sinh có nguy cơ gặp biến chứng ngay từ khi chào đời

Môi trường sống của trẻ thay đổi từ môi trường bọc ối, lấy dinh dưỡng và oxy qua nhau thai sang môi trường bên ngoài, phải tự thở và lấy dinh dưỡng qua đường tiêu hóa dễ dẫn đến nguy cơ rối loạn chuyển hóa do một số loại kháng thể gây ra. Việc tầm soát sau sinh từ 48 đến 72 giờ vô cùng quan trọng, giúp bé phòng ngừa những nguy cơ rối loạn, phát hiện và can thiệp kịp thời, giảm thiểu tối đa những biểu hiện bệnh, biến chứng như ngạt, xuất huyết, đa dị tật, sang chấn… hoặc tử vong. Một điều ít ai hiểu rằng, trẻ sinh non và trẻ sơ sinh không phải là những người lớn thu nhỏ. Các bé đều có các nhu cầu phát triển và sinh lý riêng. Một bệnh viện có đơn vị chuyên khoa chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh (NICU – Neonatal Intensive Care Unit) sẽ kịp thời chăm sóc các bé ngay khi vừa lọt lòng nếu có biến chứng xảy ra, bởi ngay cả khi mẹ có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng trẻ được sinh ra vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và phải cần đến sự can thiệp của chuyên khoa NICU.

Tuy nhiên, vì không được tư vấn cụ thể hoặc chưa lường trước được các vấn đề trên nên nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của chuyên khoa đặc biệt này. Khi mà Việt Nam vẫn là 1 trong 6 nước Đông Nam Á có tỉ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh cao thì việc lựa chọn bệnh viện sản với chuyên khoa NICU là một nhân tố thiết yếu cho hành trình vượt cạn “mẹ tròn con vuông”.

Những điều quan trọng để giảm thiểu tử vong trẻ sơ sinh

Để sinh một đứa con khỏe mạnh, bên cạnh việc các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sức khỏe khi mang thai, việc chăm con ngay từ thời kỳ sơ sinh cũng vô cùng quan trọng. Đặc biệt với trẻ bị dị tật bẩm sinh, cân nặng càng thấp, càng non tháng hoặc càng già tháng thì cần đến một liệu trình chăm sóc và điều trị hết sức phức tạp, khó khăn. Vậy nên, chuyên khoa chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh (NICU) tại bệnh viện sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Những vấn đề phổ biến của thai nhi cần được chú ý như đa thai (tăng nguy cơ sinh non, chậm phát triển, ngạt…); thai to (tăng nguy cơ bất thường bẩm sinh, ngạt, chấn thương sản khoa, hạ đường huyết…); tư thế thai bất thường, bất thường tần số tim thai, giảm vận động thai… Việc tiên liệu những vấn đề có thể xảy ra với trẻ sau sinh cùng chuyên khoa chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh (NICU) luôn sẵn sàng “nhập cuộc” trong những tình huống xấu có thể xảy ra sẽ đảm bảo giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong ở trẻ.

Làm sao để ngăn chặn nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc – bệnh viện đầu tiên theo tiêu chuẩn Singapore

Những câu chuyện diệu kỳ tại chuyên khoa Chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh (NICU)

Tại chuyên khoa NICU đã có rất nhiều câu chuyện diệu kỳ, cuộc chiến sinh tử và kỳ tích xảy ra trong niềm hạnh phúc vỡ òa của gia đình cũng như các y bác sĩ.

Làm sao để ngăn chặn nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh

Khoa NICU tại bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc với trang thiết bị hiện đại

Chị NTL thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và mang tứ thai đã vô cùng hoang mang, lo sợ khi phát hiện một thai chết ở tuần 28. Ngay lập tức chị được chỉ định sinh mổ. Sau sinh cả ba bé còn lại đều bị suy hô hấp nặng. Tại khoa NICU ở bệnh viện Hạnh Phúc, các bé được hỗ trợ hô hấp, đặt catheter trung ương, dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần.

Sau gần 1 tháng điều trị tích cực, cả ba bé tăng trưởng tốt về cân nặng, chiều cao, vòng đầu và bắt đầu thực hiện vật lý trị liệu phản xạ bú. Đến nay, các bé đều lên cân tốt, dinh dưỡng qua đường tiêu hóa hoàn toàn với sữa mẹ. Kết quả tầm soát thính lực bình thường, không bị bệnh lý võng mạc. Cả ba cháu được xuất viện trong niềm hạnh phúc vô biên của gia đình.

Làm sao để ngăn chặn nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh

03 bé của chị NTL được chăm sóc đặc biệt tại chuyên khoa Chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh (NICU) bệnh viện Hạnh Phúc

Thêm một câu chuyện khác mà chuyên khoa Chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh đã tạo nên kỳ tích. Trong quá trình thăm khám thai, các bác sỹ khoa Sản phát hiện chị NHM bị tiểu đường thai kỳ, vỡ ối sớm và khi siêu âm tiền sản phát hiện bé bị u nang buồng trứng. Chị NHM sinh mổ gần đủ tháng 37 tuần. Sau khi sinh, bé được chuyển ngay đến chuyên khoa Chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh để thở Oxygen. Hơn 10 ngày sau sinh, u nang có nguy cơ xoắn và bé lập tức được đưa vào phòng mổ. Với sự thăm khám tận tình của y bác sĩ, sau hậu phẫu 1 ngày, bé nhanh chóng hồi phục trong sự hân hoan của gia đình.

Sở dĩ có được những thành công trong việc điều trị các biến chứng sơ sinh, ngoài sự hỗ trợ của hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại tại khoa NICU của bệnh viện Hạnh Phúc, như máy Marquette theo dõi huyết áp, độ bão hòa oxy, máy thở rung tần số cao (HFO), máy thở Draeger, và giường sưởi ấm Matifas cho các bé sơ sinh, quan trọng hơn đó là khả năng chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn của đội ngũ y bác sỹ, điều dưỡng khoa Sản và khoa NICU của Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, cho phép bệnh viện xử lý những ca phức tạp, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt 24/7 những bất thường bẩm sinh, biến chứng trong khi sinh, trẻ nhẹ cân hay sinh non.

Làm sao để ngăn chặn nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh

Tiến sĩ – Bác sĩ Cam Ngọc Phương – Trưởng khoa Nhi sơ sinh và Hồi sức sơ sinh tại bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc.

Nguồn: Afamily

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook