Đối với những gia đình có người thân bị chấn thương sọ não thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh bại liệt.
Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não nhẹ có thể liên quan tới tình trạng mất tỉnh táo. Hiện tượng này thường là ngắn và thường sau đó là sự bình phục nhanh và hoàn toàn. Tuy nhiên, chấn thương sọ não nặng, bệnh nhân bắt buộc phải thở máy, chăm sóc tỉ mỉ và làm các thủ thuật điều trị chấn thương sọ não dài ngày. Cụ thể:
Chấn thương sọ não nhẹ:
Đối với chấn thương sọ não nhẹ thì mức độ di chứng nhẹ nhất là suy nhược thần kinh sau trấn thương sọ não, biểu hiện đau đầu, kém ngủ, mệt mỏi, chóng mặt nhất là khi có sự thay đổi thời tiết.
Vì vậy, trong thời gian phục hồi sức khỏe, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất và đặc biệt tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein có thể ảnh hưởng đến não. Sau này nếu tình trạng sức khỏe ổn định, trí tuệ không bị ảnh hưởng có thể làm việc và sinh hoạt hoàn toàn bình thường.
Chấn thương sọ não nặng:
Mức độ nặng trong chấn thương sọ não có thể là phù não, thoát vị não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, thiếu máu não, chảy máu não, máu tụ… sau đó để lại những di chứng vô cùng nguy hiểm như: tổn thương các dây thần kinh sọ não gây liệt, người bệnh vận động khó khăn hoặc không đi lại được, rối loạn tâm thần, động kinh.
Vì vậy bệnh nhân cần được chăm sóc tỉ mỉ chu đáo, tránh bội nhiễm, chống loét và nuôi dưỡng đầy đủ theo sự hướng dẫn chặt chẽ của các y bác sĩ:
Chăm sóc toàn thân:
Vệ sinh răng miệng, thân thể ngày 2-3 lần, gội đầu 2 lần/ tuần.
Nhỏ thuốc mắt mũi ngày 2-3 lần.
Nếu bệnh nhân không nhắm mắt được: Kéo mi đậy kín bằng băng dính chống khô loét.
Nếu bệnh nhân thở miệng: Đậy gạc tẩm nước.
Nếu nằm lâu ngày thì cho bệnh nhân nằm đệm nước, trăn trở bệnh nhân chống loét 3h/lần.
Làm thế nào để hạn chế chấn thương sọ não có thể xảy ra?
Bạn có thể giảm nguy cơ bị chấn thương não nếu bạn thực hiện những thói quen sinh hoạt sau đây:
Mang trang thiết bị an toàn khi tham gia giao thông và các môn thể thao (ví dụ như đạp xe, trượt ván hay chơi thể thao đối kháng);
Tuân theo tín hiệu giao thông;
Nếu gia đình có trẻ nhỏ bị chấn thương vùng não, đảm bảo rằng trẻ được chăm sóc y tế và luôn được theo dõi sau khi bị chấn thương đầu, đặc biệt là sau chấn động mạnh;
Không sử dụng các chất có cồn khi tham gia giao thông để tránh tai nạn giao thông.
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.