Thứ Bảy, 24/11/2018 | 09:41

Bệnh thương hàn (sốt thương hàn) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Đường lây bệnh thương hàn là người mang bệnh.

Bệnh thương hàn (sốt thương hàn) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Người thường lây bệnh qua đường tiêu hoá do trực khuẩn Salmonella (Typhi và paratyphi A, B) gây nên. Biểu hiện lâm sàng là một hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng, kèm theo tổn thương đặc hiệu tại đường tiêu hoá. Năm 1804, Prost là người đầu tiên phát hiện ra tổn thương bệnh lý đặc hiệu tại ruột. Đến năm 1829 Louis trình bày tổng hợp về lâm sàng và GPB của bệnh một cách hoàn hảo và thuật ngữ  Thương hàn  bắt đầu được đặt tên cho bệnh và cho đến ngày nay kể từ năm 1834.

Bệnh thương hàn gây sốt cao, mệt mỏi, yếu người, đau dạ dày, đau đầu, chán ăn và đôi khi còn nổi mẩn. Nếu không được điều trị, b ệnh có thể làm chất 30% số người mắc phải nó. Một số người mắc bệnh thương hàn trở thành “người mang mầm bệnh,” người truyền bệnh sang cho những người khác. Con người là nguồn lây duy nhất của bệnh

Bệnh nhân bài tiết vi khuẩn theo phân (là chủ yếu), ngoài ra còn theo đường nước tiểu, đờm, chất nôn. Vi khuẩn thải qua phân ở tất cả các giai đoạn của bệnh, kể cả giai đoạn nung bệnh, thải nhiều nhất vào tuần 2- 3 của bệnh. Đặc điểm vi khuẩn thải theo phân thành từng đợt, cần cấy phân nhiều lần.

Đường lây bệnh thương hàn

Người mang khuẩn:

+ Người mang khuẩn sau khi khỏi bệnh: Bệnh nhân khỏi về lâm sàng nhưng 3-5 % vẫn tiếp tục mang vi khuẩn sau vài tháng (do vi khuẩn khu trú ở túi mật, đường dẫn mật…)

+ Người mang khuẩn không có biểu hiện lâm sàng: Đây chính là đư­­ờng lây quan trọng khó kiểm soát.

Lây đường tiêu hoá, có 2 cách lây:

– Do ăn, uống phải thực phẩm, nư­ớc bị ô nhiễm vi khuẩn, không được nấu chín. Đường lây qua nước là đường lây quan trọng và dễ gây ra dịch lớn.

– Do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, ng­­ười mang trùng qua chất thải, chân tay, đồ dùng v.v.. thường gây dịch nhỏ và tản phát.

Thông thường người ta nhiễm bệnh thương hàn từ thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm bẩn. Trên khắp thế giới hằng năm có 21 triệu người mắc bệnh thương hàn và 200,000 người chết do bệnh.

Có vắc xin phòng bệnh thương hàn không?

Vắc-xin bệnh thương hàn có thể phòng ngừa bệnh. Có hai loại vắc-xin để phòng ngừa bệnh. Một là vắc-xin bất hoạt (chết) dùng qua đường tiêm. Loại còn lại là vắc-xin sống, giảm độc lực (bị làm yếu) dùng qua đường uống (đường miệng).

Những đối tượng nên tiêm phòng

Vắc xin phòng bệnh thương hàn khuyến khích dùng cho các đới tượng sau không khuyên dùng thường quy

+ Du khách đến các nơi khác trên thế giới mà tại đó bệnh thương hàn là bệnh thường gặp. (LƯU Ý:

Vắc-xin bệnh thương hàn không hiệu quả 100% và không là sự thay thế cho tính thận trọng đối với

thực phẩm thức uống bạn dùng).

+ Người tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh.

+ Nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi khuẩn Salmonella Typhi.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook