Thứ Ba, 29/03/2016 | 01:32

Thực tế là các nghiên cứu đều không nói việc ăn đường sẽ gây bệnh ung thư. Điều quan trọng là bạn ăn nó như thế nào, tác động đến vòng eo ra sao… thì sẽ dẫn đến ung thư.

Thực tế là các nghiên cứu đều không nói việc ăn đường sẽ gây bệnh ung thư. Điều quan trọng là bạn ăn nó như thế nào, tác động đến vòng eo ra sao… thì sẽ dẫn đến ung thư. Ăn nhiều đường mỗi ngày khiến bạn dễ tăng cân. Theo nhiều nghiên cứu, thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư. Nguyên nhân bởi béo phì có thể làm thay đổi hormone trong cơ thể. Thay đổi hormone giới tính hoặc insulin sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung.
Một nghiên cứu được tiến hành rộng rãi tại 21 quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á kết luận rằng ăn nhiều đường rất dễ bị ung thư vú, đặc biệt là ở nhóm phụ nữ lớn tuổi. Một nghiên cứu trong vòng 4 năm tại Viện Y tế công cộng và bảo vệ môi trường ở Hà Lan so sánh 111 bệnh nhân ung thư đường mật với 480 người khỏe mạnh và thấy việc ăn đường quá đà sẽ tăng gấp đôi nguy cơ ung thư.
Mỗi tế bào trong cơ thể đòi hỏi đường (glucose) để tạo năng lượng. Cơ thể của bạn cũng có thể lưu trữ đường để sử dụng năng lượng. Do đó, cơ thể rất cần chất đường để hoạt động bình thường. Đường là một trong những nguồn năng lượng nuôi sống tế bào, kể cả những tế bào ung thư.

Đường có thể khiến cơ thể chúng ta mắc bệnh ung thư: Bằng cách nào?

Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện thay thế đường bằng chất ngọt nhân tạo! Viện Khoa học sức khỏe môi trường (Mỹ) cho biết, chất ngọt có chứa aspartame, saccharin hay sucralose cũng góp phần gây ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung và bệnh bạch cầu.
Những nghiên cứu này khiến không ít người hoang mang về loại thực phẩm mang tên đường. Cùng đối chiếu bài viết dưới đây xem bạn đã ăn đường không đúng cách thế nào nhé!

Đường có thể khiến cơ thể chúng ta mắc bệnh ung thư: Bằng cách nào?

Những cách tiêu thụ đường không phù hợp, gây bệnh ung thư

Ăn không đúng lượng đường
Ăn bao nhiêu đường là đảm bảo sức khỏe? Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết, phụ nữ không nên ăn quá 6 thìa cà phê (tương đương 25 g) và đàn ông không ăn quá 9 muỗng (37 g) mỗi ngày. Điều này có nghĩa là bạn không nên nạp năng lượng từ đường quá 100 calo với nữ và 150 calo với nam.
Ăn nhiều đường ẩn chứa trong các loại thực phẩm mà không hay biết
Đây là lý do tại sao bạn cần đọc nhãn mác thực phẩm trước khi quyết định mua. Dấu hiệu cho thấy bạn cần loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi danh sách mua sắm chính là từ “đường” được nhắc đến đầu tiên trong các thành phần.
Tuy nhiên, bạn cũng cần cảnh giác, bởi một số thực phẩm có đường nhưng lại không xuất hiện từ “đường” trong danh sách thành phẩm. Nguyên nhân là nó đã được ngụy trang với những tên gọi khác nhau như: fructose (đường từ trái cây), lactose (đường từ sữa), sucrose (đường ở dạng fructose và glucose), maltose (đường từ ngũ cốc), glucose (đường đơn – sản phẩm của quá trình quang hợp), dextrose (đường ở dạng glucose).
Ăn thoải mái các loại đường có nguồn gốc tự nhiên
Các loại đường tự nhiên như đường mía, đường mật hoa, mật ong và siro luôn được quảng cáo là có các chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể tránh khỏi ung thư. Tuy nhiên, dù là các chất ngọt tự nhiên nhưng nó vẫn quy ra một lượng calo nhất định. Do đó, bạn vẫn phải ăn đúng liều lượng, không nên vượt quá mức cho phép.
“Ham hố” các loại chất làm ngọt nhân tạo
Nghiên cứu của FruitSome thực hiện trên các động vật thí nghiệm đã chỉ ra rằng, chất làm ngọt nhân tạo và ung thư có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều này không có nghĩa là chất làm ngọt nhân tạo chắc chắn gây ung thư, nhưng cho đến khi làm sáng tỏ điều này, bạn vẫn nên hạn chế ăn chất làm ngọt nhân tạo.
Đường có thể khiến cơ thể chúng ta mắc bệnh ung thư: Bằng cách nào?
Chuyên gia khuyến cáo việc tiêu thụ đường của người Việt
PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm) cũng khẳng định, đây đều là những thói quen ăn đường sai lầm có thể gây ung thư của người Việt. Ngoài ra, ông cũng nói thêm một số thói quen ăn đường có hại cho sức khỏe của người Việt.
Đường hóa học có giá rất rẻ nên thường bị người tiêu dùng lạm dụng. Nhiều loại đường hóa học ngày nay đã bị cấm không sử dụng, một số loại vẫn cho dùng nhưng phải dùng đúng đối tượng. Ví dụ như đường cyclamate đã từng bị cấm sử dụng một thời vì có thể gây ung thư, sau đó lại được cho sử dụng. Điều này đã bị cấm tuyệt đối ở những nước tiên tiến.
“Đường hóa học có thể gây ung thư đã được chứng minh trong thực tế, do đó phải sử dụng đúng đối tượng và hàm lượng, dùng đúng trong các loại thực phẩm nhất định chứ không phải thích cái nào thì dùng vào cái đó. Tuy nhiên, ở nước ta, nguy cơ dùng đường hóa học cho tất cả các đối tượng là điều khó tránh khỏi, ví như đường cyclamate chỉ dùng trong ăn kiêng nhưng lại được sử dụng rộng rãi trong cả nước giải khát, bánh kẹo, không phân biệt đối tượng người lớn lẫn trẻ em nên rất nguy hiểm”, PGS.TS Trần Đáng nói.
Ngay cả đối với các loại đường thường dùng như glucoza, saccarôzơ… cũng sẽ gây ung thư nếu sử dụng để chế biến cùng các thực phẩm khác nhưng không đúng cách, đặc biệt là chế biến cùng thịt nạc, hoặc sử dụng nhiệt độ quá cao sẽ tạo thành một phức hợp có tên AGE, khiến thực phẩm ăn vào gây khó tiêu, phát quang và tạo nên các chứng bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, thậm chí là ung thư. “AGE tích lũy trong cơ thể rất nguy hiểm, làm biến chất protein trong cơ thể, do đó cần cảnh giác trong quá trình chế biến nấu nướng”, vị phó giáo sư này cho biết thêm.
Việc ăn đường của người Việt đang rơi vào tình thế sử dụng vô tội vạ. Do đó rất cần các cấp chính quyền bắt tay siết chặt quản lý. “Việc nhập vô tổ chức hàng mấy chục tấn đường hóa học để làm gì? Nếu chỉ sử dụng vào ăn kiêng thì ta chỉ cần rất ít thôi. Cái chính là cơ chế lỏng lẻo khiến doanh nghiệp, người buôn bán lợi dụng giá rẻ hòng đem lại lợi nhuận cao cho cá nhân mà không nghĩ đến cộng đồng”, ông Đáng nói.

Nguồn: Afamily

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook