Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:23

Điều trị bệnh Basedow bằng nội khoa, phóng xạ và ngoại khoa

Có 3 phương pháp chủ yếu :

– Điều trị nội khoa

– Điều trị phóng xạ bằng I131

– Điều trị ngoại khoa.

1. Điều trị nội khoa:

1.1. Chỉ định:

– Lúc bệnh mới bắt đầu.

– Thể nhẹ và vừa

– Bướu to vừa, lan toả, không có nhân.

– Bệnh nhân có điều kiện điều trị lâu dài ít nhất là 18 tháng với sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.

– Tác dụng nhanh của thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.

1.2. Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp:

Có nhiều loại, ở đây nêu 2 nhóm được dùng rộng rãi.

a) Nhóm Thioure

+ Methylthiouracil (MTU) : Hiện nay ít dùng viên 25mg, 50mg, 100mg, 250mg.

– Liều tấn công 200-300mg/ngày, chia 2 lần. Uống từ 4-6 tuần. Khi thấy tình trạng đẳng giáp trạng thì chuyển sang liều củng cố.

– Liều củng cố: bằng nửa liều tấn công trong 2 tháng → đẳng giáp.

– Liều duy trì: thường từ 1/2-1 viên/ngày, kéo dài 18 tháng.

Liều dùng phải được kiểm tra thông qua lâm sàng (mạch, cân nặng, triệu chứng cường giao cảm) và cận lâm sàng (T3-T4, FT3, FT4).

+ Propylthiouracil (PTU) viên 25mg, 50mg

– Liều tấn công: 250mg-300mg, kéo dài 4-6 tuần.

– Liều củng cố: 100-150mg, kéo dài 8 tuần

– Liều duy trì: 1/2-1 viên/ngày, kéo dài 18 tháng.

+ Benzylthiouracil; (Basdène) viên 25mg.

– Liều tấn công: 200-300mg, kéo dài 4-6 tuần.

– Liều củng cố: 100-150ng, kéo dài 8 tuần.

– Liều duy trì: 1/2-1viên/ngày, kéo dài 18 tháng.

b) Nhóm mercaptoimidazol

+ Néomercazol 5mg

+ Carbimazol 5mg

+ Metothyrine: 10mg , thyrozol 5 mg , thyamazol 5 mg .

– Liều tấn công: 30mg/ngày, kéo dài 4-6 tuần.

– Liều củng cố: 15mg/ngày/8 tuần

– Liều duy trì: 1/2-1 viên/ngày/18 tháng.

– Tác dụng của các thuốc kháng giáp trạng tổng hợp chỉ thấy mạnh nhất sau 1-2 tuần điều trị. Tình trạng đẳng giáp thu được sau 2 tháng.

– Điều trị nội khoa khỏi hẳn trong 50-70% các trường hợp. Tái phát khoảng 20-40%.

– Các thuốc này có tác dụng  ức chế sự nối đôi của các Iodotyrosine và sau đó ức chế hình thành MIT, DIT.

Hiện nay người ta cho rằng kháng giáp trạng tổng hợp cũng có tác dụng huỷ miễn dịch.

1.3. Lugol

Tác dụng của Iodure là:

– Giảm quá trình ôxy hoá và hữu cơ hoá Iode (gắn Iode vào hợp chất hữu cơ) còn gọi là hiệu ứng wolff chaikoff.

– Giảm sự phát triển mạch máu trong tuyến.

– Giảm vận chuyển Iode vào tế bào

– Giảm tách T3 và T4 với Thyroglobuline.

– Tác dụng này mất đi nhanh chóng sau khi ngừng thuốc. Lugol có các  dạng dung dịch với nồng độ  1% và 3% 5%.

– Lugol 5%: 30 giọt/ngày, giảm từ từ liều trước khi ngừng hẳn.

– Tác dụng nhanh và mạnh của lugol thường dùng để chuẩn bị cho các bệnh nhân trước khi phẫu thuật, điều trị cơn cường giáp trạng cấp.

1.4. Các thuốc chẹn Beta giao cảm:

Các chẹn Beta giao cảm làm giảm một phần tác dụng của nội tiết tố quá mức ở tổ chức, chủ yếu là trên tim mạch.

+ Loại không chọn lọc:

– Avlocardine            40mg

– Inderal         40mg

+ Loại chọn lọc ức chế β1 (beta 1)

– Betaloc        100mg

– Lopressor    100mg

– Sectral         200mg

Có thể dùng 1-2 viên/ngày tuỳ từng bệnh nhân. Khi mạch <70 chu kỳ/phút thì ngừng thuốc.

1.5. Thuốc an thần:

Biểu hiện kích thích thần kinh trung ương và biểu hiện cường giao cảm có thể giảm nhẹ nhờ các thuốc an thần.

– Valium, Seduxen: 5mg/1viên/ ngày

– Meprobamate: 20- 40mg/1 viên/ngày

1.6. Kết quả:

– Sau 2 tuần điều trị tấn công, 85% các bệnh nhân có  đáp ứng tốt .

– Tình trạng đẳng giáp thu được sau 8 tuần điều trị. Khỏi hẳn có thể đạt từ 40-70% các trường hợp.

2. Điều trị bằng Isotope (phóng xạ):

2.1. Nguyên tắc:

Tuyến giáp hấp thu chọn lọc Iode và sự hấp thu càng mạnh khi tuyến giáp càng cường chức năng.

– I127, I131 phóng ra hai loại tia: tia Beta chiếm 90% chỉ phóng gần < 2mm, tia Alpha chiếm 10% và phóng khá xa, phá huỷ tuyến mạnh hơn.

– Chủ yếu điều trị chọn lọc bằng tia beta. Thực tế không có nguy hiểm nào đối với các bộ phận lân cận ngay cả ở rất gần tuyến giáp như khí quản, thần kinh quặt ngược, tuyến cận giáp trạng.

– Dùng 1 liều chức năng nhằm phá huỷ một số tế bào sản xuất hormon T3 ,T4 các tế bào chứa acide desoxyribonucleique.

2.2. Chỉ định:

– ở người > 30 tuổi . Nhiều nghiên cứu áp dụng với tuổi nhỏ hơn

– Bướu loại nhu mô, to vừa.

– Bệnh Basedow có lồi mắt nặng.

– Cường giáp tái phát sau phẫu thuật.

– Có các chống chỉ định phẫu thuật: bệnh tim, tâm thần, tăng huyết áp nặng, bệnh phổi, gan, thận nặng.

– Sau điều trị nội khoa thất bại.

– Không có điều kiện điều trị lâu dài bằng nội khoa.

2.3. Chống chỉ định:

– ở người trẻ (chống chỉ định tương đối)

– ở phụ nữ có thai, hoặc cho con bú.

– Bướu nhân, vì  các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ung thư  tăng ở các bệnh nhân này sau khi điều trị bằng I131.

– Bệnh nhân đang quá nặng.

– Tuyến giáp hấp thu Iode quá thấp.

– Có nghi ngờ ung thư tuyến giáp.

2.4. Chọn liều:

+ Dựa trên 3 yếu tố để xác định liều điều trị:

– Khối lượng tuyến giáp: dựa vào chụp ký xạ và siêu âm – CT scaner.

– Độ tập trung I131

– Giai đoạn Iod phóng xạ tác dụng trong tuyến giáp (góc thoát).

Liều càng cao nếu khối lượng tuyến giáp càng to, độ tập trung càng thấp và góc

thoát càng nhọn.Thông thường liều dùng là 70-120µci người Việt Nam nên dùng liều 2-

4µci

2.5. Kết quả:

– Sự đơn giản của điều trị là chỉ cần 1 hoặc 2 liều nhỏ là đạt kết quả, trong khi điều trị nội khoa phải 2 năm.

– Kết quả rất đáng khuyến khích là chỉ   Sau 3 tuần bệnh đk đỡ, và trong hầu hết các trường hợp cho kết quả tốt.

– Cần theo dõi liền 5 ngày sau khi điều trị I131

2.6.Biến chứng:

– Nguy hiểm về di truyền và ung thư ít gặp, chỉ nên dùng cho người lớn.

– Cơn cường giáp cấp thường xảy ra vào 24-28 giờ sau điều trị, gặp ở 2% người bị bướu nhu mô, 10% người bị bướu nhân.

– Suy giáp trạng thứ phát rất nặng thường xuất hiện muộn,  gặp 7-12% trong năm đầu, 25-50% vào 7-10 năm sau.

Để tránh các biến chứng trên cần chú ý:

– Phải theo dõi bệnh nhân điều trị I131 suốt đời để phát hiện suy giáp sớm, kịp thời

điều trị.

– Nên dùng 1 liều nhẹ (khoảng 2-3µci I131).

– Nên chia ra 2 liều nhỏ, cách nhau 6 tháng.

3. Điều trị ngoại khoa:

3.1. Chỉ định:

–  Khi điều trị kháng giáp trạng tổng hợp tới 9-12 tháng mà chưa ổn định.

– Tuyến giáp rất to.

– Tuyến giáp có nhân.

– Khi bị tái phát nhiều lần sau điều trị nội khoa.

– Bệnh nhân không có điều kiện theo dõi và điều trị lâu dài.

– Bướu giáp ngầm.

– Tai biến do điều trị nội khoa đến sớm: giảm bạch cầu, suy gan nặng.

– Thể suy tim điều trị nội khoa khó có kết quả.

3.2. Kết quả và biến chứng:

– 90% cho kết quả tốt, chỉ 10% bị tái phát.

– Các tai biến thường gặp là:

+ Suy giáp: chiếm 4-30%. Tỷ lệ này tăng dần theo thời gian.

+ Chảy máu vùng phẫu thuật.

+ Cắt phải dây thần kinh quặt ngược:nếu bị một bên gây nói khó, vài ngày sau thì đỡ nhưng sẽ khàn tiếng.Nếu bị 2 bên sẽ bị tắc đường thông khí thường xảy ra một vài giờ sau phẫu thuật, gây khó thở nặng, phải mở khí quản.

+ Suy cận giáp thoáng qua hoặc thường xuyên, thường do 3 yếu tố:

– Do cắt mất tuyến cận giáp

– Do máu nuôi dưỡng tuyến cận giáp không đủ.

– Do phù nề chèn ép tuyến cận giáp.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook