Thứ Năm, 14/09/2017 | 15:30

Đây chính là biểu hiện sốt xuất huyết ở người lớn – chú ý ngay đừng nhầm với cảm cúm mà mất mạng như chơi.

Sốt xuất huyết ở người lớn

Các BS lưu ý SXH dễ bị biến chứng khi chúng ta lao động hay vận động quá nặng trong thời gian bị bệnh, truyền dịch với tốc độ quá nhanh và số lượng quá nhiều trong lúc bệnh. Người bệnh cũng dễ bị biến chứng nặng khi tiếp xúc với gió mạnh, gió lạnh. Nếu như bị đồng nhiễm với các virus, vi khuẩn khác thì tình trạng sẽ trầm trọng thêm.

Đối với người lớn: khi nhiễm bệnh có hai dạng sốt xuất huyết thường gặp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài và xuất huyết nội tạng.

+ Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn diễn biến bất thường và triệu chứng rầm rộ hơn trẻ em, thời gian sốt kéo dài 11-12 ngày. Sốt xuất huyết người lớn nguy hiểm nhất là tụt huyết áp và sinh ra các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…

+ Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng (thường gặp xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não): sốt xuất huyết gây xuất huyết đường tiêu hóa ở người lớn biểu hiện ban đầu rất bình thường chỉ sốt, không nổi ban. Sau 1-2 ngày, bệnh nhân đi tiêu ra máu, phân màu đen hoặc máu tươi số lượng không nhiều, trên da xuất hiện các chấm xuất huyết, da xanh, người mệt mỏi… Sốt xuất huyết gây xuất huyết não cũng rất khó nhận biết ,vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, thông thường người bệnh bị sốt, đau đầu, bị liệt có thể liệt tay, chân hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết

TS. BS. Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ lưu ý, khi có 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng dưới đây thì người dân cần đến ngay BV:

– Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì

– Nôn tăng

– Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau

– Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn

– Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam…

Khi đến BV, BS sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm: phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm.

Tiến sĩ Huy cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, BS sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát sao của điều dưỡng về tốc độ truyền để tránh nguy cơ gây sốc.

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Khi sốt cao, chỉ dùng paracetamol, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/ngày với người lớn. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì thể gây xuất huyết, toan máu.

Trong giai đoạn 7-10 ngày mắc sốt xuất huyết, người bệnh tốt nhất nên uống oresol; uống nhiều nước hoa quả, nước dừa, nước rau và nước lọc.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Thông tin y học chuyên sâu về bệnh sốt xuất huyết Dengue

+ Chăm sóc bé bị sốt xuất huyết tại nhà

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook