Thứ Ba, 22/06/2021 | 23:07

Có nên ngừng các biện pháp phòng ngừa covid-19 sau khi tiêm chủng không?

Tiêm phòng giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nặng và tử vong do COVID-19. Trong mười bốn ngày đầu tiên sau khi chủng ngừa, cơ thể không có mức độ bảo vệ đáng kể nhưng sau đó sẽ tăng dần. Đối với vắc-xin một liều, khả năng miễn dịch thường xảy ra sau hai tuần kể từ khi tiêm chủng. Đối với vắc xin hai liều, cần dùng cả hai liều để đạt được mức độ miễn dịch cao nhất có thể.

Mặc dù vắc-xin COVID-19 sẽ bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nghiêm trọng, tử vong, WHO vẫn đang tìm hiểu về mức độ mà nó giúp cơ thể không bị nhiễm, truyền vi-rút sang người khác (lây truyền). Dữ liệu thu được từ các quốc gia cho thấy rằng các loại vắc xin hiện đang được sử dụng, đang bảo vệ con người chống lại các bệnh nặng và nhập viện. Tuy nhiên, không có vắc-xin nào có hiệu quả 100%.

Các bằng chứng hiện tại cho thấy vắc xin cung cấp một số biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, lây truyền, nhưng khả năng bảo vệ đó ít hơn đối với bệnh nghiêm trọng và tử vong.

Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về các biến thể cần quan tâm và liệu vắc-xin có thể bảo vệ chống lại những chủng vi-rút không phải là biến thể hay không. Vì những lý do này, và trong khi nhiều người trong cộng đồng có thể chưa được tiêm chủng, việc duy trì các biện pháp phòng ngừa khác là rất quan trọng, đặc biệt là trong các cộng đồng.

Có nên ngừng các biện pháp phòng ngừa covid-19 sau khi tiêm chủng không
Có nên ngừng các biện pháp phòng ngừa covid-19 sau khi tiêm chủng không

Để giữ an toàn cho bạn và những người xung quanh, đồng thời trong khi nỗ lực tiếp tục giảm sự lây truyền vi rút, tăng cường độ bao phủ vắc xin, WHO vẫn khuyến cáo nên tiếp tục duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét với những người khác, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Nên tránh những nơi đông đúc, những nơi kín, hoặc thông gió kém.

biện pháp phòng ngừa covid-19

yhocvn.net (Dịch theo WHO)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Quy định khoảng cách giữa các mũi tiên vắc-xin COVID-19 của từng hãng, vắc xin nào tốt nhất

+ Những loại vắc xin covid-19 nào đang được sử dụng, phát triển, vắc xin hoạt động ra sao?

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook