Cần kịp thời điều trị cấp cứu ngay cả trong khi khám phát hiện có vết thương ngực hở cần bịt kín lỗ thủng thành ngực bệnh nhân.
Nguyên nhân
– Do dao, do đạn xuyên: vết thương sắc nhọn
– Do các mảnh đạn lớn hoặc do vật tù gây giập nát thành ngực rộng: vết thương bẩn.
Rối loạn hô hấp tuần hoàn trong vết thương ngực hở
Các rối loạn hô hấp tuần hoàn trong vết thương ngực hở do hậu quả hô hấp đảo ngược và lắc lư trung thất dẫn đến thiếuO2 trầm trọng, tình trạng toàn thân của bệnh nhân thay đổi nhanh chóng nếu như không bịt ngay lỗ thủng thành ngực lại. Sau khi bịt kín vết thương thì bệnh nhân trở lại những rối loạn như trong chấn thương ngực kín. Ngoài ra cần phải chú ý tới những thương tổn xa trên đường đi của viên đạn hay mảnh đạn, bom bi… những thương tổn này làm cho tình trạng bệnh nhân càng nặng hơn và việc chẩn đoán, điều trị phức tạp hơn.
Chẩn đoán
1. Nguyên tắc thăm khám và chẩn đoán
– Thăm khám nhẹ nhàng
– Cần thăm khám nhanh, toàn diện không bỏ sót thương tổn tại lồng ngực và thương tổn phối hợp ngoài lồng ngực.
– Cần kịp thời điều trị cấp cứu ngay cả trong khi khám phát hiện có vết thương ngực hở cần bịt kín lỗ thủng thành ngực bệnh nhân.
– Cần theo dõi thường xuyên từng giờ để chẩn đoán và điều trị đúng đắn.
2. Thăm khám
2.1. Thăm khám ban đầu
– Đánh giá tình trạng suyhô hấp
– Đánh giá tình trạng thương tổn tại lồng ngực
– Phát hiện thương tổn phối hợp.
2.2. Triệu chứng lâm sàng
– Đau ngực dữ dội
– Biểu hiện thiếu khí.
– Tím tái hoặc nhợt nhạt, vã mồ hôi, thở nhanh.
– Biểu hiện tim mạch: mạch nhanh, huyết áp tụt, giao động, rối loạn nhịp tim, tĩnh mạch cổ nổi.
– Rối loạn hô hấp: ứ đọng đờm giải, ho ra máu, nhịp thở nhanh, dẫn lưu hô hấp đảo ngược.
2.3 X quang ngực
Nếu điều kiện bệnh nhân cho phép mới chỉ định chụp X quang ngực. Cần xem:
– Tình trạng thành ngực.
– Có biểu hiện chèn ép trong màng phổi: do khí, dịch.
– Có dẫn lưu trung thất bị lệch.
– Kích thước trung thất dãn rộng.
– Tình trạng cơ hoành.
Các xét nghiệm cần thiết khác: khí máu, pH, pO2, pCO2, BE, SaO2.
Chưa có bình luận.