Thứ Năm, 10/05/2018 | 09:16

Vật chủ trung gian truyền bệnh giun chỉ ở Việt Nam là muỗi Mansonia, đây là loại muỗi hút máu về đêm, sinh sống ở các hồ ao có bèo Nhật Bản.

Ngoài ra, muỗi Culex là muỗi phổ biến ở đồng bằng và vùng trung du. Loại muỗi này có khả năng phát triển trong các vùng nước quanh nhà, các dụng cụ chứa nước gia đình.

Giun chỉ là những giun tròn sống trong các mô dưới da và trong bạch huyết. Giun chỉ thuộc họ Rlaridae, đặc điểm của họ giun này là chu kỳ gồm 2 vật chủ: vật chủ chính là người và vật chủ trung gian là muỗi. Ấu trùng giun chỉ được đẻ ra trong hệ bạch huyết, tuy nhiên, trong quá trình phát triển người ta thấy chúng xuất hiện ở máu ngoại vi, nhất là vào ban đêm từ 23 giờ đến 2 giờ sáng, ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi có dạng giun nhỏ, bao bọc ngoài cùng là 1 vỏ. Thời gian này cũng chính là thời gian ấu trùng chờ đón điều kiện được vào muỗi để phát triển vòng đời của mình.

Sau khi bị muỗi truyền ấu trùng giun chỉ vào máu ngoại vi, từ đó ấu trùng theo máu tới ký sinh vào hệ bạch huyết và hạch bạch huyết. W. bancrofti ấu trùng thường khu trú vào vùng hạch của bộ máy sinh dục và vùng thận, B. malayi ấu trùng thường khu trú vào hệ thống bạch huyết vùng bẹn hoặc vùng nách. Những biến đổi bệnh lý chủ yếu là do giun trưởng thành chứ không phải do Microfilaria, gây viêm và làm tổn thương hệ bạch huyết.

Giun trưởng thành sống ở các mạch bạch huyết, đi vào xoang của hạch bạch huyết gây giãn mạch bạch huyết và dày thành mạch. Các tế bào huyết tương, ưa acid, đại thực bào., thâm nhiễm ở xung quanh bạch huyết cùng với sự tăng sinh mô liên kết và mô nội mạc làm cho mạch bạch huyết khúc khuỷu, hư hại hay làm suy yếu các van bạch huyết. Phù bạch huyết và các biến đổi về ứ huyết mạn tinh với phù cứng xuất hiện trên da.

Muỗi

Chu kỳ lây bệnh ——————–  Muỗi

Người (vật chủ chính)  —-   (vật chủ trung gian)

Diễn biến bệnh có thể chia làm 3 thời kỳ:

♦ Thời kỳ ủ bệnh: bệnh nhân không có triệu chứng gì. Tuy nhiên ngẫu nhiên xét nghiệm có ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi. Thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài 5 – 7 năm, thường bệnh nhân thấy các biểu hiện mẩn ngứa ngoài da, sốt nhẹ, bạch cầu ái toan trong máu tăng cao, mệt mỏi. Ở các bệnh nhân này dễ phát hiện ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi. Thời kỳ ủ bệnh là thời kỳ có khả năng lây bệnh cao.

♦ Thời kỳ khởi phát: bệnh nhân xuất hiện các đợt viêm hạch bạch huyết kèm theo sốt, diễn biến như các bệnh nhiễm trùng. Các đợt viêm hạch bạch huyết ngày càng tăng, có thể thấy hoặc sờ thấy hạch vùng nách, bẹn hoặc các bạch mạch nổi cứng. Đối với loài W. bancrofti hay xuất hiện hiện tượng đái ra dưỡng chấp, có khi có máu và dưỡng chất. Bệnh nhân gầy sút nhanh. Những đợt phát bệnh tự hết và xuất hiện dần hiện tượng phù chân voi. Phù chân voi thường xuất hiện ở chi dưới, bộ phận sinh dục W. bancrofti hay gây hiện tượng phù ở bộ máy sinh dục còn đối với B.malayi hay gây hiện tượng phù voi ở chi. Thời kỳ này kéo dài nhiều năm. Trong thời kỳ này nếu xét nghiệm máu ngoại vi có thể tim thấy ấu trùng giun chỉ.

Thời kỳ tiềm tàng: Ở thời kỳ này, bệnh nhân không thấy xuất hiện các đợt viêm bạch mạch cấp tính, nhưng các hạch bạch huyết có thể tăng lên thường xuyên. Quang trọng nhất thời kỳ này là xuất hiện phù voi. Các đợt phù voi liên tiếp, da dày dần, ở chân có thể thấy phù từ dưới lên trên. Thường bệnh nhân phù một chân hoặc một tay, ít trường hợp phù cả hai chân. Bộ máy sinh dục nam, nữ cũng có hiện tượng phù to, không đỏ, không đau. Trong thời kỳ này rất ít khi tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh giun chỉ ở giai đoạn đầu rất khó cần dựa vào các xét nghiệm. Tuy nhiên, sẽ dễ dàng hơn ở giai đoạn tiềm tàng khi biểu hiện phù voi rõ ràng hơn. Để chẩn đoán xác định bệnh cần tìm thấy được ấu trùng giun chỉ trong máu hay nước tiểu hoặc tìm thấy kháng thể trong huyết thanh.

♦ Xét nghiệm máu tìm ấu trùng giun chỉ: nguyên tắc là lấy máu về đêm. Thời gian lấy máu là thời gian ấu trùng xuất hiện cao nhất trong máu ngoại vi, thường từ 23 giờ đến 2 giờ sáng. Tuy nhiên, bệnh giun chỉ khi chuyển sang giai đoạn tiềm tàng rất ít khi tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi.

♦ Xét nghiệm nước tiểu tìm ấu trùng giun chỉ: được áp dụng cho các bệnh nhân đái ra dưỡng chấp.

♦ Xét nghiệm huyết thanh: là kỹ thuật gián tiếp tìm kháng thể, sử dụng các kỹ thuật: Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, kỹ thuật ELISA. Các kỹ thuật gián tiếp có độ tin cậy không cao bằng phương pháp trực tiếp tìm ấu trùng giun chỉ vì hiện tượng phản ứng chéo giữa giun chỉ và các bệnh ký sinh trùng khác

Phòng bệnh và điều trị

Thông thường bênh nhân đến khám thầy thuốc thường ở thời kỳ xuất hiện các đợt viêm hệ bạch huyết và hạch bạch huyết.

Điều trị

♦ Thuốc đặc hiệu: là loại thuốc diệt giun chỉ. Hiện nay chỉ có Diethylcarbamazin (DEC) được sử dụng để điều trị bệnh giun chỉ.

– Liều lượng: 6 mg/kg/ngày uống 1 lần.

– Thời gian:  2- 3 tuần.

– Tác dụng phụ: sốt cao, rét run, đau đầu, buôn nôn và nôn. Để hạn chế tác dụng phụ này có thể dùng liều thấp sau đó tăng đủ liều sau 2 – 4 ngày hoặc sử dụng corticoid trước đó.

♦ Hạ sốt, chống di ứng.

♦ Điều trị tác hệ bạch huyết khó song có thể có tác dụng: nâng chi bị phù voi, phẫu thuật nối tắt hạch – tinh mạch. Đối với tràn dịch màng tinh có thể dẫn lưu hoặc phẫu thuật. Phòng nhiễm trùng thứ phát.

Phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh có hiệu quả là điều trị bệnh nhân bằng DEC để tiêu diệt ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi. Kết hợp với công tác điều trị bệnh nhân là phòng chống muỗi đốt, diệt muỗi bằng các biện pháp và đảm bảo vệ sinh môi trường để hạn chế điều kiện cho muỗi phát triển.

Chẩn đoán và điều trị bệnh giun chỉ

Bài liên quan: Y học chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm do côn trùng

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook