Thứ Năm, 03/05/2018 | 08:37

Bệnh truyền nhiễm do côn trùng trung gian truyền bệnh là bệnh nhiễm trùng mà tác nhân gây bệnh là do các vi sinh vật gồm vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. Cũng giống như các bệnh truyền nhiễm khác, các bệnh do côn trùng trung gian truyền bệnh cũng phát triển qua các giai đoạn: li bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục.

Thời kỳ ủ bệnh (nung bệnh), là giai đoạn từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đến khi bắt đầu có triệu chúng lâm sàng.

– Nhìn chung thời kỳ này hoàn toàn yên lặng, không có triệu chứng, dài ngắn tùy theo từng bệnh. Có khi rất ngắn (1-3 ngày) như sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXH.D) hoặc rất dài (6 tháng) như bệnh giun chỉ. Thời kỳ này không có giá trị về mặt lâm sàng, nhưng về dịch tễ học rất quan trọng vì:

– Có những bệnh đã lây ngay từ thời kỳ nung bệnh (như giun chi) do đó rất khó phòng tránh.

– Biết được thời kỳ ủ bệnh tối đa của một bệnh ta có thể cách ly và theo dõi những người nghỉ ngờ bị lây nhiễm trong thời gian trước đó, trước khi cho trở lại sinh hoạt bình thường tại cộng đồng.

Thời kỳ khởi phát:

Thời kỳ khởi phát là thời kỳ bắt đầu bệnh, dài ngắn cũng tuỳ theo loại bệnh.

– Có bệnh khởi phát từ từ, nặng dần lên như giun chi. Có bệnh khởi phát đột ngột như viêm não Nhật Bản, dịch hạch…

– Các triệu chứng trong thời kỳ này gồm có: sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau mình, đắng miệng, nôn…. Nói chung chưa có triệu chứng gì đặc hiệu giúp ta chẩn đoán bệnh. Đó là khó khăn lớn cho việc phát hiện sớm đề phòng bệnh tốt, nhất là về mặt lây nhiễm nó lại là thời kỳ lây lan mạnh nhất trong các bệnh vi rút.

Thời kỳ toàn phát

– Là thời kỳ nặng nhất, đầy đủ triệu chứng nhất, do đó mà bệnh cảnh lâm sàng của từng bệnh đã tương đối rõ. Thăm khám bệnh ta có thể chẩn đoán ra bệnh hoặc có định hướng làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.

– Thời kỳ này cũng là thời kỳ mà bệnh có thể gây những biến chứng, nó cũng giúp cho chẩn đoán và tiên lượng, nhưng ngược lại đôi khi cũng làm lạc hướng chẩn đoán. Thời kỳ toàn phát là thời kỳ nguy hiểm nhất của bệnh và phần nhiều bị tử vong trong thời kỳ này.

Thời kỳ nung bệnh, lại sức

Bệnh nhân dần dần đỡ sốt, tỉnh táo, dễ chịu hơn, các chức năng sinh lý phục hồi, biết đói, muốn ăn và khỏi bệnh.

Một số đặc điểm riêng của bệnh do côn trùng trung gian truyền bệnh:

– Bệnh do côn trùng truyền bệnh chỉ có thể phát sinh nếu có mặt của côn trùng trung gian truyền bệnh. Những bệnh do côn trùng trung gian truyền nếu có phát sinh mà không có sự có mặt của côn trùng sẽ chỉ coi như bệnh.

– Bệnh lây qua côn trùng trung gian truyền bệnh:

Các côn trùng trung gian đốt người bệnh và bị nhiễm mầm bệnh, rồi đốt người lành và truyền mầm bệnh cho nguời lành làm cho người lành mắc bệnh.

– Những bệnh do côn trùng trung gian truyền bệnh có dịch tễ học phụ thuộc vào các yếu tố con người và côn trùng. Vì vậy, sinh thái của côn trùng bao gồm những đặc điểm về loại, mật độ, khuếch tán, loại thức ăn, tuổi có ảnh hưởng rõ rệt đến các đặc tính sinh dịch, phát dịch và tan dịch. Sự có mặt của côn trùng có khả năng truyền bệnh không quyết định được khá năng gây bệnh nếu mật độ không đảm bảo mức cần thiết để truyền bệnh.

– Những bệnh do côn trùng trung gian truyền bệnh sẽ nghiêm trọng nếu vùng dịch tễ phân bổ rộng. Tính chất phân bổ của vùng dịch phụ thuộc vào yếu tố khuếch tán của côn trùng. Nếu côn trùng khuếch tán rộng, bệnh sẽ lan rộng

Tại Việt Nam, hệ muỗi hết sức phong phú và muỗì là côn trùng trung gian truyền bệnh quan trọng nhất. Những bệnh nhiều người mắc nhu sốt rét, giun chỉ, những bệnh có thể gây dịch như viêm não Nhật Bân, sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue đều có trung gian truyền bệnh là muỗi.

Điều trị tốt người bệnh:

Phát hiện sớm và điều trị tốt người bệnh. làm cho người bệnh sạch mầm bệnh và khi côn trùng có đốt người bệnh cũng không còn mầm bệnh và như vậy tạo nên những côn trùng “sạch” không có tác nhân truyền bệnh.

Không để côn trùng đốt người: Trong điều kiện côn trùng trung gian truyền bệnh đã có mầm bệnh và có thể truyền sang người, chúng ta cần phải có những biện pháp không để cho côn trùng đốt người và truyền bệnh. Các biện pháp đó là: sử dụng quần áo có đủ độ dày và rộng, mặc quần áo dài và đi tất để tránh muỗi đốt. Nằm màn và rèm tầm hoá chất diệt côn trùng. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các chất xua muỗi.

Phương pháp ngăn cản sự sinh sản và phát triển của côn trùng bàng cách cải tạo và vệ sinh môi trường: cải tạo và vệ sinh môi trường là phá vỡ, hạn chế các điều kiện cho sự sinh sản và phát triển của côn trùng.

Cải tạo môi trường nhằm gây ra sự mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển của côn trùng và duy trì càng lâu càng tốt trạng thái mất cân bằng này.

Cải tạo và vệ sinh môi trường có tác dụng lâu dài, mang tính chủ động, đặc biệt là không gây ô nhiêm môi trường.

Phương pháp diệt côn trùng trung gian gây bệnh

+ Phương pháp cơ học: là bắt và diệt côn trùng trung gian truyền bệnh. Phương pháp này ít có hiệu quả

+ Phương pháp hóa học: là phương pháp sử dụng các hóa chất chiết xuất từ cây cỏ hoặc hóa chất tổng hợp để tiêu diệt muỗi khi chúng tiếp xúc hoặc ăn phải hóa chất đó. Phương pháp này có ưu điểm nhanh, hiệu quả cao và có thể áp dụng được trên diện rộng.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây tích lũy các hóa chất này trong thiên nhiên gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là hiện tượng kháng hóa chất của côn trùng nên khi sử dụng hóa chất không có hiệu quả.

Các loại hóa chất sử dụng diệt côn trùng phải an toàn với người và gia súc, ít gây ô nhiễm môi trường và phải có hiệu lực diệt côn trùng cao. Các loại hóa chất có thể sử dụng là: các chất chlo hữu cơ như DDT, Diedrin hiện nay ít dùng vì độc tính cao và gây ô nhiễm môi trường. Các chất lân hữu cơ như Malathion an toàn và ít độc hơn cả, Sumithion dùng trong phòng chống sốt rét, sốt Dengue/SXH Dengue.

+ Phương pháp sinh học:

Dùng những kẻ thù tự nhiên của côn trùng để tiêu diệt chúng. Phương pháp này không gây ô nhiễm môi trường, không độc với người và gia súc. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp còn hạn chế. Các biện pháp sinh học:

– Dùng sinh vật ăn môi:

+ Các loại diệt bọ gây: cá vàng, cá rô phi

+ Ấu trùng của côn trùng: bọ gậy của muỗi Toxorynchytes ăn bọ gây của muỗi Culex, Aedes, Anopheles có kích thước nhỏ hơn nó.

– Dùng nấm diệt bọ gậy:

đã phát hiện 5 loại nấm có tác dụng diệt bọ gậy đó là: Culicinomyces, Entomophthora, Tolypocladium, Coelomomyces và Lagenidium.

                           Ảnh minh họa. Nguồn Internet

– Vi khuẩn diệt bọ gậy:

Bacillus thuringiensis để gây bệnh cho ấu trùng muỗi

Tiêm phòng vắc xin cho người để đề phòng:

Đây là phương pháp phòng bệnh đặc hiệu và có hiệu và có hiệu quả. Tuy nhiên, không phải bệnh nào cũng có vắc xin phòng bệnh. Tiêm phòng vắc xin là phương pháp kích thích cơ thể sinh kháng thể đặc hiệu để phòng bệnh.

Y học chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm do côn trùng.

Bài liên quan: Phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue/ sốt Dengue

PGS.TS. Cao Văn Viên – Ths.Nguyễn Văn Dũng Khoa Truyền nhiễm – BV Bạch Mai

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook