Thứ Ba, 06/09/2016 | 12:07

Phác đồ cấp cứu ban đầu sốc phản vệ theo các mức độ của khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai

1.     Cấp cứu ban đầu phản vệ: ngừng tiếp xúc với dị nguyên ngay lập tức

2.     Mức độ nhẹ:

–       Biểu hiện: Mày đay, ngứa, đỏ da toàn thân, phù da niêm mạc tại chỗ

–       Xử trí:

Thở oxy kính 3 -4 lít/phút

Methylpresnisolon 80mg tiêm tĩnh mạch

Dimedrol 1ống 10mg, tiêmbắp

Gọi người giúp đỡ

Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, SpO2, mày đay ngứa trong 24h

3.    Nặng:

–       Biểu hiện: Khỏi thở, thở rít, giọng khàn

Lo lắng, vật vã hoặc nôn mửa, tiêu chảy

Phù nhanh toàn thân

Huyết áp chưa tụt hoặc tăng

–       Xử trí: Adrenalin 1mg tiêm bắp ½ ống

Thở oxy qua mask 6lít/phút

Gọi người giúp đỡ

4.     Nguy kịch

– Biểu hiện: Tụt huyết áp, khó thở tăng, nhịp tim nhanh hoặc nhịp chậm

Giảm hoặc mất ý thức

–       Xử trí: Adrenalin 1mg, 1 ống tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch (nếu có đường truyền)

Thở oxy qua mask 8-10 lít / phút

5.    Trong lúc chờ đợi giúp đỡ nếu vẫn truỵ mạch sẽ xử trí tiếp:

–      Adrenalin 1mg 1 ống tiêm tĩnh mạch nếu đã có sẵn đường truyền hoặc tiêm vào tĩnh mạch bẹn nếu chưa kịp lấy đường truyền cho đến khi bắt được mạch quay

–       Đặt đường truyền tĩnh mạch: truyền adrenalin liên tục, điều chỉnh liều mỗi 2-3 phút cho đến khi mạch quay bắt rõ thì truyền duy trì, liều phụ thuộc vào mỗi bệnh nhân

–       Truyền nhanh Natriclorua 0,9% 0,5-1 lít

–       Nếu có ngừng tuần hoàn: Cấp cứu ngừng từng hoàn theo phác đồ

–      Đảm bảo hô hấp: đặt nội khí quản nếu có chỉ định hoặc mở khí quản cấp cứu nếu có phù thanh môn nặng

–       Methylprednisolon 40mg tiêm tĩnh mạch 4 – 6 tiếng. Dimedrol 1 ống 10mg tiêm bắp

Theo dõi liên tục ý thức, mạch, huyết áp, nhiệt độ, SpO2.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook