Cháu bé cắn 10 đầu ngón tay nhưng không hề biết đau đớn, đưa đi khám bác sĩ mới chẩn đoán bị mắc phải chứng tự kỷ.
Bị sốc khi bác sĩ chẩn đoán con bị tự kỷ, chị Đ.T.N đã chia sẻ sự ân hận của mình do không nhân ra triệu chứng của con sớm. Khi con có dấu hiện cắn tay, chị Đ.T.N ngăn cản con bằng cách quát mắng.
Lý do khiến con bị tự kỷ được chị Đ.T.N đưa ra là do hay quát mắng, bắt con học quá sớm… Điều này đã khiến cho bé sợ đám đông, sợ khoảng trống dẫn đến việc cắn cụt móng tay và không biết đau.
“Sáng đưa con đi khám lòng hối hận vô cùng, cả mệt mỏi nữa. Giờ chắc có khóc thì cũng chả giải quyết được gì, vì tất cả là lỗi do cha mẹ quá đặt nhiều kỳ vọng và áp lực lên con cái. Tự nhiên thấy sợ chính mình và cách mình dạy con. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị tự kỷ, sốc tâm lý do bố mẹ hay quát mắng…”, chị Đ.T.N đã viết.
10 đầu ngón tay bị cắn được chị Đ.T.N chia sẻ trên facebook cá nhân.
Chị Đ.T.N cũng đưa ra lời khuyên với các bà mẹ khác khi thấy con có những biểu hiện hay cắn móng tay thì nên nhắc nhở bé nhẹ nhàng. Nếu nhắc nhở không được thì nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để loại trừ được nguyên nhân bệnh lý.
Vì sao trẻ cắn tay mà không biết đau?
Trẻ tự kỷ thường có biểu hiện sống thu mình, ngại giao tiếp, sợ hãi trước đám đông và có thể có những hành động thiếu kiểm soát như cắn móng tay có thể xảy ra.
Nguyên nhân của tình trạng này được chị Hoàng Thị Oanh – Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển ngữ âm trị liệu (Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam) lý giải, do trẻ tự kỷ thường gặp phải vất nhiều vấn đề rối loạn trong cơ thể, rối loạn về ngôn ngữ nên không thể nói hết suy nghĩ của mình.
Rối loạn trong cơ thể được hiểu đơn giản ví dụ như một người bình thường có thể cảm nhận mọi thứ xung quanh bằng 5 loại giác quan. Với trẻ bị tự kỷ các cơ quan cảm nhận trong cơ thể sẽ bị rối loạn không thể làm việc được với nhau cho nên không gửi được tín hiệu lên não.
Đơn giản các rối loạn sẽ được thể hiện như, nếu một người đi đường thẳng là bình thường vì trẻ bị tự kỷ có thể chọn nhiều cách khác nhau mới là bình thường. Hoặc khi tắt quạt đi não của trẻ tự kỷ được báo là nóng nhưng không thể nói được ra nên trẻ sẽ bứt rứt và biểu hiện bằng cách nổi nóng, cáu giận, giật quần áo, đập đầu vào tường, cắn tay…
Trẻ tự kỷ còn gặp phải rối loạn về kỹ năng giao tiếp, trẻ muốn hoặc thích gì đó nhưng không biết cách diễn đạt. Ví dụ trẻ quá thích đồ vật của một người khác nhưng không biết cách bày tỏ, trẻ không quan tâm tới ai là chủ sở hữu và sẽ cướp lấy. Hành động đó sẽ khiến nhiều người lầm tưởng là trẻ hư nhưng thực chất không phải như vậy mà chỉ đơn giản trẻ không biết cách biểu đạt bằng lời nói.
“Không phải trẻ tự kỷ sống thu mình mà chính xác hơn là trẻ tự kỷ có sở thích hạn hẹp và rập khuôn”, chị Hoàng Oanh nói.
Theo chị Hoàng Oanh, nguyên nhân gây ra tự kỷ có hai nhóm lớn nguyên nhân bẩm sinh và do yếu tố môi trường. Nguyên nhân được ghi nhờ và nghiên cứu nhiều nhất chính là yếu tố gen.
Cách nhận biết trẻ tự kỷ sớm thông qua các tín hiệu của con từ lúc sinh ra. Theo dõi trẻ có quay đầy lại phía có âm thanh, hóng chuyện, nhìn mắt bố mẹ khi hóng chuyện, trẻ có biểu hiện cảm xúc (vui, hớn hở) khi nhìn vào các khuôn mặt thân quen. Hoặc trẻ có cầm nắm các đồ vật khi bố mẹ đưa cho, trẻ có bắt chước những âm thanh bập bẹ đơn giản, chỉ tay, với tay, đưa mọi thứ về phía người khác… Những kỹ năng đó thường là trẻ trước 1 tuổi sẽ làm được.
“Khi phát hiện con có những dấu hiệu không bình thường nên đưa con đến gặp các nhà chuyên môn để được kiểm tra kỹ hơn. Những biểu hiện trên chỉ là gọi ý chưa thể kết luận được bé có bị tự kỷ hay không”, chị Hoàng Oanh cho biết.
Con người giao tiếp với nhau bằng lời nói nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận sự thật có khoảng 30% trẻ bị tự kỷ không bao giờ nói được, 65% trẻ bị tự kỷ mắc thêm các rối loạn về thần kinh dẫn tới việc trẻ rất khó khăn khi nói. Cho nên, cần phải dạy trẻ những kỹ năng tiền ngôn ngữ, ngôn ngữ không lời trước khi ép trẻ có lời nói
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.