Thứ Tư, 14/10/2015 | 07:01

Được chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn, bệnh nhân uống thuốc theo đơn BS một tháng nhưng vẫn sưng tấy kèm theo những cơn đau. Trường hợp này cần điều trị thế nào?

Trong chương trình Cửa sổ tình yêu trên VOV2, độc giả gửi câu hỏi và được các chuyên gia của chương trình tư vấn:

Cách hiệu quả điều trị tràn dịch màng tinh hoàn?
Ảnh minh họa.

– Năm nay, con trai tôi 16 tuổi. Cháu bị tràn dịch màng tinh hoàn gây sưng, đau nhức. Trong lần khám đầu tiên, lượng dịch là 10 mm. Sau một tháng uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tới lần khám thứ hai, dịch đã lên tới 13 mm.

Tới nay, dù đã uống thuốc theo đơn của bác sĩ trong một tháng, kể từ lần tái khám thứ hai, song 3 tuần nay, cháu vẫn bị đau. Trường hợp của con trai tôi cần xử lý thế nào?

Bác sĩ tư vấn:

– Trường hợp của con bạn, bệnh tình có thể chưa khỏi ngay vì lượng dịch cần thời gian để tiêu đi hết. Hiện tại, bệnh nhân trong quá trình hồi phục. Vì thế, bạn cần nói với con mặc quần áo rộng rãi, không chèn ép vào tinh hoàn; hạn chế động tác chạy nhảy, đá bóng và những hoạt động có thể tác động tới tinh hoàn.

Tiếp đó, bệnh nhân cần hạn chế những ham muốn tình dục. Khi bệnh nhân có nhu cầu và tác động vào bộ phận sinh dục, vô hình chung sẽ kích thích vào tinh hoàn. Đây là vấn đề tế nhị, bạn cần nói chuyện thẳng thắn với con. Khi có những nhu cầu như thế, bệnh nhân nên đi ra ngoài, thay đổi môi trường để không tác động vào cơ quan sinh dục.

Ngoài ra, bạn cần hướng dẫn con vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, không để viêm nhiễm. Những yếu tố kể trên sẽ có tác động vào quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi và đưa con trở lại khoa nam học của bệnh viện để khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra lại cho bệnh nhân. Những trường hợp như lượng dịch rất ít, có tổn thương mắt thường không nhìn thấy hay triệu chứng lâm sàng không rõ, các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp cận lâm sàng, ví dụ như xét nghiệm, để kiểm tra cho bệnh nhân.

Nếu viêm nhiễm, bệnh nhân chỉ cần điều trị nội khoa. Trong trường hợp, bị các bệnh lý cần can thiệp như thoát vị, giãn tĩnh mạch thừng tinh, bệnh nhân cần được xử lý ngoại khoa. Việc điều trị nội khoa hay can thiệp ngoại khoa sẽ do bác sĩ quyết định.

Trích nguồn từ kienthuc.net.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook