Các loại thuốc cần cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà
Để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 chúng ta cần tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ. Tuy nhiên để chuẩn bị cho những kịch bản xấu hơn chúng ta nên chuẩn bị những loại thuốc thiết yếu trong tủ thuốc gia đình. Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị chi tiết cách sử dụng, liểu dùng và những khuyến cáo. Cụ thể các loại thuốc cần bệnh nhân Covid-19:
1. Thuốc đau nhức đầu Acetaminophen (Paracetamon)
2. Thuốc đau nhức hạ sốt họ NSAID
3. Thuốc dị ứng
4. Thuốc đau bao tử (dạ dày)
5. Thuốc tiêu chảy
6. Thuốc táo bón
7. Thuốc ngủ
8. Thuốc bôi ngứa ngoài da
9. Thuốc ho, tan đờm, và nghẹt mũi
10. Thuốc nhỏ mắt và nhỏ lỗ tai
11. Các loại vitamin, quan trọng nhất là vitamin C
12. Nước súc họng
Hướng dẫn chi tiết:
1. Thuốc nhức đầu hay hạ sốt: Paracetamon có thể chữa các triệu chứng nhẹ của Covid-19
– Thuốc paracetamon có thể dùng cho nhiều triệu chứng đau nhức, nóng sốt nhưng thường dùng nhất là cho nhức đầu.
– Liều dùng từ 1- 2 viên 500mg một lần cho nhức đầu ở người lớn, tối đa 3 lần một ngày (6 viên một ngày) hay tổng cộng là 3g. Bệnh nhức đầu kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như sốt, co giật, yếu cơ thể thì bệnh nhân nên gọi BS ngay.
Lưu ý: Bệnh nhân có bệnh về gan không nên uống quá 3 viên 500mg một ngày.
– Thuốc Paracetamon còn có liều cực mạnh là 650mg mỗi viên, có thể dùng cho đau xương khớp hoặc đau nhức. Quý vị có thể uống 2 viên (1,300mg) ngày 2 lần. Quý vị uống thuốc rồi mà vẫn còn nhức đầu hay đau nhức thì nên đến gặp BS.
2. Thuốc giảm đau nhức và hạ sốt NSAID (Aspirin, Ibuprofen, hay Naproxen) có thể chữa các triệu chứng nhẹ Covid-19
– Các thuốc chống viêm giảm đau họ NSAID (Nonsteroidal Anti-inflammatory drugs) thường được dùng chữa đau nhức xương khớp vì ngoài tác dụng giảm đau, giảm sốt, thuốc này còn có tác dụng giảm viêm sưng. Phụ nữ bị hành kinh cũng có thể dùng các loại thuốc này giảm đau, giảm co thắt.
– Tuy nhiên, các thuốc họ này có thể có tác dụng phụ nguy hiểm như loét dạ dày dẫn đến xuất huyết tiêu hóa và tổn thương thận.
– Liều dùng tùy theo loại thuốc như Ibuprofen là 200mg hay 400mg trong khi Naproxen là 500mg hay Aspirin là 81mg. Uống tối đa 2-3 viên mỗi ngày và ngưng ngay nếu có những triệu chứng như đau dạ dày hay buồn nôn.
Lưu ý: Bệnh thận mạn tính hay loét dạ dày nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc NSAID.
3. Thuốc dị ứng như Diphenhydramine (Benadryl), Loratadine (Claritin), Cetirizine (Zyrtec), hay Fexofenadine (Allegra)
– Dị ứng da như nổi mề đay, ngứa, hay nổi mẩn đỏ rất hay thường gặp khi quý vị tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, hay ăn đồ biển. Uống các thuốc này để giảm triệu chứng ngứa và dị ứng, Trao đổi với bác sĩ nếu vẫn còn các triệu chứng nổi nhiều mẩn sau vài ngày dùng thuốc.
– Các loại thuốc dị ứng thường là họ antihistamine để ức chế chất histamin tiết ra từ tế bào miễn dịch gây ngứa và sưng đỏ da. Có 2 họ antihistamine là loại gây buồn ngủ (Benadryl) và loại không gây buồn ngủ (Loratadine/Claritin, Zyrtec, Allegra).
Lưu ý: Thận trọng khi uống các loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, không nên lái xe khi uống. Liều dùng thường từ 2-3 viên Benadryl mỗi ngày hoặc 1-2 viên Claritin.
Lưu ý: Tất cả các thuốc này đều có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu dạ dày.
Các loại thuốc cần cho bệnh nhân Covid-19
4. Thuốc giảm đau dạ dày, kháng acid (PPI: Omeprazole/Lansoprazole, Anti-H2 Famotidine, hay kháng Acid: Calcium Carbonate/Magnesium Hydroxide)
– Viêm loét dạ dày, ợ chua, ăn không tiêu, đau tức ngực, đầy hơi có thể do quá nhiều acid. Quý vị có thể mua các thuốc giảm acid hay kháng acid.
Nhìn chung, các thuốc họ PPI giảm acid là loại mạnh nhất, tồn tại lâu trong cơ thể, nên quý vị nhớ uống Omeprazole/Lansoprazole trong thời gian ngắn, tối đa 2 tuần. Nên xét nghiệm vi khuẩn H Pylori nếu vẫn còn bị đau sau khi uống PPI. Thuốc PPI uống vào vài giờ sau mới bắt đầu có tác dụng.
– Thuốc nhẹ hơn để chữa đau dạ dày là thuốc giảm acid họ Antihistamine H2 Famotidine. Loại này có thể uống lâu hơn 2 tuần do loại ít có tác dụng phụ hơn Omeprazole. Famotidine cũng có thể uống trong trường hợp mang thai. Famotidine không nên uống kèm với rượu vì tác dụng phụ nhức đầu hay chóng mặt tăng cao. Thuốc họ antiHistamine H2 uống vào 1-2 giờ sau mới có tác dụng.
– Thuốc kháng acid (Calcium Carbonate/Magnesium Hydroxide) là loại uống vào để trung hòa acid, nên có hiệu quả tức thì trong vòng 30 phút.
– Nếu bị đau dạ dày thì nên dùng 1 viêm nhai Calcium Carbonate, sau đó uống kèm Famotidine/PPI để giảm hẳn cơn đau. Lưu ý là các loại thuốc giảm acid/kháng acid đều có thể có tác dụng phụ như chóng mặt nhẹ.
5. Thuốc tiêu chảy Loperamide/Bismuth subsalicylate
– Loperamide làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn trong ruột, giúp cơ thể có thời gian hấp thụ lại nước, làm giảm tiêu chảy.
– Bismuth cân bằng các chất trong chất lỏng trong ruột, giúp cơ thể hấp thụ lại nước, giảm tiêu chảy. Chỉ nên dùng 1 loại Bistmuth hay Loperamide nếu bị tiêu chảy. Tác dụng phụ của 2 loại thuốc này là táo bón (nếu uống nhiều), nhức đầu, chóng mặt.
– Liều dùng: Uống Loperamide/Bismuth 2-3 lần trong ngày cho đến khi dừng tiêu chảy.
– Nên trao đổi với bác sĩ nếu bị tiêu chảy kéo dài vì có thể liên quan đến những bệnh khác như hội chứng ruột kích thích hay nhiễm trùng đường ruột
6. Thuốc chữa táo bón Docusat, Mineral Oil, Polyethylene glycol
Táo bón là một triệu chứng khó chịu khác. Táo bón thường do ít nước trong lòng ruột, làm tăng phần cứng và giảm khả năng di chuyển của phân. Táo bón lâu dài gây ra nhiều tác dụng nguy hiểm như bệnh trĩ, tổn thương ruột, bức bách khó chịu trong người. Thuốc chữa táo bón nhanh nhất là uống nhiều nước kết hợp với ăn nhiều rau và trái cây.
Nếu triệu chứng táo bón vẫn còn, có thể uống thêm thuốc làm mềm phân hay thuốc kích thích đẩy phân ra ngoài.
– Thuốc chữa táo bón có rất nhiều loại, từ nhẹ đến nặng, từ thuốc viên cho đến thuốc uống, viên đặt vào hậu môn. Nên có thuốc chữa táo bón nhẹ và vừa trong tủ thuốc tại nhà.
Lưu ý: Các loại thuốc táo bón nặng dùng không cẩn thận có thể dẫn đến mất nước, kiệt sức, hay mất cân bằng chất điện giải.
– Các loại thuốc uống có thể dùng tại nhà để làm mềm phân như Macrogol, Lactulose. Thuốc Psyllium tăng chất xơ fiber, dầu Mineral Oil để dễ đi cầu hay thuốc pha nước Polyethylene glycol.
Lưu ý: Táo bón mạn tính cần trao đổi với bác sĩ để tìm nguyên nhân, nhất là trường hợp táo bón do hội chứng ruột kính thích (IBS).
Các loại thuốc cần cho bệnh nhân Covid-19
7. Thuốc ngủ: Melatonin, Valerian, Benadryl, Rotunda, Seduxen
– Giấc ngủ là nền móng của một hệ miễn dịch tốt. Khi không ngủ được, chúng ta thấy mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả, dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch yếu đi.
– Melatonin là loại hormone tự nhiên do cơ thể tiết ra nhiều khi chuẩn bị đến giờ ngủ, giảm dần khi chúng ta gần thức dậy. Vì vậy, tăng lượng hormone Melatonin bằng cách dùng thuốc là một cách hiệu quả để chữa mất ngủ ngắn hạn. Liều dùng Melatonin thường 5mg -10mg.
Lưu ý: Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra là nhức đầu hay chóng mặt khi thức dậy. Không nên uống hơn 20mg mỗi tối.
– Thuốc ngủ dạng kháng histamine như Benadryl hay Doxylamine là những dạng kháng histamin gây buồn ngủ. Các loại thuốc chống dị ứng như Phenargan.
Lưu ý: Dùng lâu dài có thể gây các tác dụng phụ như mê sảng, nhức đầu hay chóng mặt khi thức dậy. Thuốc kháng histamine có thể uống kết hợp với thuốc giảm đau, giảm sốt Acetaminophen để chữa đau nhức, gây buồn ngủ như paracetamon.
8. Kem xức ngứa, giảm đau Hydrocortisone 1%, kem Benadryl, và kem Calamine, phenargan
– Da nổi mẩn đỏ ngứa là triệu chứng hay gặp của các bệnh viêm da cơ địa, dị ứng, hay côn trùng cắn. Có sẵn thuốc chống ngứa ở nhà giúp giảm tổn thương da, ngủ ngon hơn. Ngứa là một trong những triệu chứng khó chịu nhất, nếu không chữa sẽ dẫn đến các bệnh về tâm lý.
– Kem Hydrocortisone mua ở tiệm thường có nồng độ 1% (kem kê toa thường là 2.5%). Hydrocortisone là loại kem steroid thuộc dạng nhẹ. Tuy nhiên, tránh dùng kem này ở vùng da mỏng (da mặt, da vùng cổ, hay vùng kín) do có thể làm mỏng da. Tránh dùng kem Hydrocortisone lâu dài do kem Steroid có thể làm da quý vị mỏng và tạo ra mạch máu li ti mất thẩm mỹ.
– Kem Benadryl là kem có chất chống ngứa kháng histamine. Loại này có thể dùng với người bị dị ứng với kem Steroid hoặc dùng kết hợp. Kem Calamine là một lựa chọn khác để trị ngứa và trị đau rát nhẹ, đặc biệt do tiếp xúc với môi trường.
– Kem Lotion dưỡng da cũng là một loại kem trị ngứa hiệu quả. Khi da khô, da bị nhăn, bị thiếu nước, dễ bị ngứa. Lotion và chất dưỡng da làm làm căng láng mịn.
– Kem trụ sinh (triple antibiotic) cũng là loại kem quý vị nên có dành cho các trường hợp phỏng nhẹ, đứt tay, gãy ngứa vết thương lâu lành. Kem trụ sinh giúp da giữ ẩm và làm lành vết thương trong lúc ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
9. Thuốc ho, giảm đờm, nghẹt mũi (Dextromethorphan, Fluticasone/Oxymetazoline xịt, hay Pseudoephedrine)
– Ho là một triệu chứng khó chịu khác, kèm theo nghẹt mũi, tăng đờm. Trong mùa Covid-19, đây có thể là những triệu chứng đầu tiên cần phải được chữa ngay lập tức để giảm thiểu các tổn thương vùng hô hấp.
– Thuốc xịt Fluticasone hay Oxymetazoline trị nghẹt mũi có thể dùng. Lưu ý là không nên dùng thuốc xịt mũi quá lâu do có thể gây nghẹt mũi trở lại. Thay vào đó, tập các bài hít thở để tăng không khí đường mũi.
Thuốc Pseudoephedrine để cải thiện. Các tác dụng phụ có thể của các thuốc chống nghẹt mũi/ho là nhức đầu, khô cổ, và đắng cổ.
– Lưu ý: Chỉ nên dùng các thuốc này ngắn hạn.
10. Thuốc nhỏ mắt (Artificial tears, anti-allergy, antibiotic eye drops) và thuốc nhỏ lỗ tai
– Các loại thuốc nhỏ mắt dị ứng chứa ketotifen fumarate là loại nhỏ có thể mua ngoài hiệu thuốc. Loại này dùng chữa các bệnh đỏ mắt, ngứa mắt, hay viêm sưng mắt.
– Thuốc nhỏ mắt trụ sinh chloramphenicol 0.5% là loại trụ sinh nhỏ vào mắt trong trường hợp mắt bị nhiễm khuẩn.
– Thuốc nhỏ mắt có chứa Steroid như Hydrocortisone có thể mua ngoài hiệu thuốc, nhưng cần phải dùng cẩn thận trong trường hợp bị giời leo hay các bệnh nấm ở mắt. Nên trao đổi với bác sĩ mắt nếu có bất kỳ thắc mắc gì.
– Dung dịch pha loãng Hydrogen Peroxide-Urea (Debrob) hay dầu Mineral oil để chăm sóc lỗ tai, làm mềm ráy tai.
Các loại thuốc cần cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Vì sao cần oxy cho bệnh nhân covid-19, bệnh nhân mắc bệnh hô hấp mạn tính
+ Tiêu chuẩn xuất viện đối với bệnh nhân covid-19 F0
+ Vắc xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất: Nanocovax, Covivac, ARCT-154
Chưa có bình luận.